Top các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả
Để cải thiện hiệu quả tình trạng ợ hơi, ợ chua, đau thượng vị do viêm loét dạ dày và ngăn ngừa bệnh tái phát, bạn đừng bỏ qua các phương pháp điều trị sau đây.
Viêm loét dạ dày là một căn bệnh đường tiêu hóa phổ biến gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Bạn cần kết hợp nhiều phương pháp để tác động toàn diện, giúp kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa tái phát.
Dùng thuốc tây điều trị loét dạ dày
Thuốc điều trị viêm loét dạ dày được dùng để làm giảm triệu chứng, làm lành vết loét và ngăn ngừa tái phát.
Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
Đây là nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi và hiệu quả nhất trong điều trị viêm loét dạ dày. Thuốc hoạt động bằng cách giảm đáng kể lượng axit mà dạ dày tiết ra, giúp làm lành vết loét và giảm các triệu chứng khó chịu. Các đại diện gồm: Omeprazole, Esomeprazole, Pantoprazole…
Thuốc kháng H2
Nhóm thuốc này cũng có tác dụng giảm tiết axit dạ dày, nhưng hiệu quả kém hơn so với PPI. Các loại thuốc phổ biến gồm: Ranitidine, Famotidine...
Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Thuốc này giúp tạo một lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa tổn thương và thúc đẩy quá trình lành vết loét. Thuốc điển hình là: Sucralfate…
Thuốc kháng sinh
Nếu viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP gây ra, bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn như: Amoxicillin, Clarithromycin...
Thuốc trung hòa axit
Giúp trung hòa axit trong dạ dày, làm giảm triệu chứng ợ chua, nóng rát gồm các loại thuốc như: Maalox…
Dùng thảo dược cải thiện viêm loét dạ dày từ gốc
Ngoài việc sử dụng thuốc tây y thì nhiều chuyên gia và người bệnh đã và đang đạt được hiệu quả cao trong điều trị viêm loét dạ dày nhờ áp dụng các phương pháp từ thảo dược giúp tác động vào căn nguyên của tình trạng viêm loét dạ dày. Có một số thảo dược đã được sử dụng từ xa xưa để điều trị viêm loét dạ dày như:
- Hạt bưởi: Chứa flavonoid, điển hình như naringenin có vai trò như một chất kháng sinh thực vật, giúp tiêu diệt vi khuẩn HP, trung hòa acid dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày và thúc đẩy quá trình lành vết loét.
- Nghệ: Có hoạt chất chính là curcumin có tác dụng làm giảm số lượng vi khuẩn HP, kích thích cơ thể tăng miễn dịch, thúc đẩy quá trình lành vết loét và tái tạo niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
- Dạ cẩm tím: có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giúp làm giảm đau, trung hòa acid trong dạ dày, bớt ợ chua, làm vết loét se lại.
- Chè dây: Có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau và phục hồi vết loét dạ dày, tá tràng.
Hiện nay tại Việt Nam, các nhà khoa học Viện Thực phẩm chức năng đã nghiên cứu chiết xuất hạt bưởi, nghệ, chè dây, dạ cẩm tím bằng công nghệ lượng tử kết hợp cùng với Glycine đã được chứng minh có tác dụng kháng khuẩn, ức chế tiết dịch vị và bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống lại các vết loét do căng thẳng và hóa chất gây ra… để tạo nên viên uống Dạ Dày Á Âu có tác động toàn diện đối với bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng. Dạ Dày Á Âu có công dụng:
- Hỗ trợ giảm acid dạ dày, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa
- Hỗ trợ cải thiện các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát, đau thượng vị, giúp giảm nguy cơ viêm loét dạ dày - tá tràng.
Viên uống Dạ Dày Á Âu dùng phù hợp cho:
- Người bị ợ hơi, ợ chua, đau vùng thượng vị, rối loạn tiêu hóa do viêm loét dạ dày - tá tràng, trào ngược dạ dày - thực quản.
- Người dùng thuốc hoặc uống rượu gây ảnh hưởng cho dạ dày
Nếu bạn đang dùng thuốc tây thì viên uống Dạ Dày Á Âu là giải pháp hỗ trợ đắc lực giúp cải thiện triệu chứng của viêm loét dạ dày và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Thay đổi lối sống để điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả
Viêm loét dạ dày không chỉ được điều trị bằng thuốc mà còn cần kết hợp với việc thay đổi lối sống để đạt hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý:
- Ăn uống điều độ: Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh ăn quá no hoặc quá đói.
- Hạn chế các loại thực phẩm cay nóng, đồ uống có ga, cà phê, rượu bia, chocolate...
- Tăng cường ăn rau xanh, trái cây, các loại hạt, sữa chua...
- Nấu chín kỹ thức ăn: Tránh ăn thức ăn sống hoặc tái.
- Giảm stress: Áp lực và căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Hãy tìm cách thư giãn như tập yoga, thiền định, nghe nhạc...
- Ngủ đủ giấc: Giúp cơ thể phục hồi và tăng cường hệ miễn dịch.
- Bỏ thuốc lá: Bởi thuốc lá làm tăng tiết axit dạ dày và làm chậm quá trình lành vết loét.
- Hạn chế dùng thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs) có thể gây kích ứng dạ dày. Nếu cần dùng thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Vận động thường xuyên: Tập thể dục vừa phải giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và giảm stress.
Phẫu thuật điều trị loét dạ dày
Phẫu thuật là phương án cuối cùng khi các biện pháp điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc không đạt hiệu quả hoặc khi bệnh nhân gặp các biến chứng nghiêm trọng. Bao gồm một số phương pháp như:
- Cắt dạ dày một phần
- Cắt dây thần kinh phế vị
- Phẫu thuật tạo hình môn vị
- Khâu cầm máu và phẫu thuật cấp cứu khác
- Phẫu thuật Roux-en-Y
Viêm loét dạ dày là căn bệnh phổ biến nhưng dai dẳng và khó điều trị. Vì vậy, bạn hãy kết hợp dùng thuốc, điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống và sử dụng sớm viên uống Dạ Dày Á Âu để giúp kiện tỳ mạnh vị - giảm đau dạ dày.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
* Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.