Thứ ba, 18/03/2025 05:18     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 27/04/2023 15:18

Thủng đại tràng vì thói quen ngậm tăm nằm xem tivi

Các bác sĩ Khoa Ngoại Tiêu hoá, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) vừa phẫu thuật nội soi gắp 4 chiếc tăm tre nhọn dài khoảng 4cm xuyên thủng đại tràng trên bệnh nhân nam 47 tuổi.

Cụ thể, bệnh nhân N.V.T (47 tuổi, ở xã An Sơn, huyện Văn Quan) bị đau bụng nhiều vùng hố chậu phải, đã đến khám tại phòng khám tư với chẩn đoán theo dõi viêm ruột thừa và được chuyển đến BVĐK.

Empty

Hình ảnh chiếc tăm nhọn chọc thủng đại tràng bệnh nhân (Ảnh: BVCC)

Tại bệnh viện, sau khi bệnh nhân được siêu âm, làm các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm phúc mạc, viêm ruột thừa và chỉ định phẫu thuật cắt ruột thừa cấp cứu.

Đáng chú ý, trong phẫu thuật, bác sĩ kiểm tra và phát hiện có dị vật là tăm tre nhọn chọc thủng đại tràng của bệnh nhân đồng thời đây cũng là nguyên nhân gây viêm ruột thừa thứ phát.

Kíp phẫu thuật đã gắp ra 4 chiếc tăm tre nhọn với độ dài khoảng 4cm đồng thời khâu thủng đại tràng, cắt ruột thừa và kiểm tra toàn bộ đường tiêu hoá cho bệnh nhân không phát hiện thêm tổn thương do tăm nhọn gây ra.

Sau phẫu thuật bệnh nhân ổn định, đang tiếp tục được điều trị kháng sinh, chống viêm.

Qua khai thác, được biết, bệnh nhân T. thường có thói quen ngậm tăm nằm xem ti vi và khi ngủ nên đã từng nhiều lần nuốt tăm vào bụng, có lần còn đi ngoài “ra tăm”.

Empty

4 chiếc tăm tre lấy ra từ ổ bụng của bệnh nhân (Ảnh: BVCC)

Các bác sĩ khoa Ngoại Tiêu hóa cho biết, nuốt tăm tre và bị tăm đâm thủng tạng là tai nạn không hiếm. Đây cũng được coi là hóc dị vật nhưng nguy hiểm hơn nhiều so với hóc xương do theo thời gian, xương cá còn có thể bị các dịch vị ở dạ dày ăn mòn, phá hủy nhưng riêng với tăm tre thì không, vậy nên tăm tre nhọn trôi dạt đến đâu sẽ gây nguy hiểm tới đó.

Thông thường khi tăm rơi vào đường tiêu hoá sẽ gây chảy máu, áp xe, tạo thành ổ viêm, khối u hoặc đâm thủng ruột và dịch chảy vào ổ bụng gây ra viêm phúc mạc, nhiễm trùng, nhiễm độc… gây nguy hiểm tính mạng người bệnh.

Empty

Bệnh nhân T điều trị tại khoa Ngoại Tiêu hoá BVĐK (Ảnh: BVCC)

Qua đây, các bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không nên ngậm tăm sau xỉa răng, nhất là khi nằm, khi ngủ. Tuyệt đối không nên bẻ đôi tăm, không nên vừa xỉa răng, ngậm tăm vừa nói chuyện để tránh bị hóc tăm.

Khi bị hóc tăm tuyệt đối không nên chữa mẹo hay xử lý tại nhà bằng biện pháp dân gian. Các phương pháp như nuốt cơm, nuốt một số loại quả, vỏ, lá… chữa hóc rất rủi ro, càng làm tăm đâm sâu vào thực quản, gây hậu quả nghiêm trọng. Trường hợp nuốt trôi xuống đường tiêu hóa dưới cũng có thể đâm vào dạ dày, ruột gây thủng. Nếu không may bị hóc tăm, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa khám và xử trí phù hợp.

Thúy Ngà  
33 tuổi phát hiện u xương từ triệu chứng đau ai cũng từng gặp
3 giờ phẫu thuật lấy khối u buồng trứng nặng 15kg cho nữ bệnh nhân
Nhiễm trùng nguy kịch sau 1 tuần tự đắp lá cây trị vết thương tại nhà
Nam học sinh bị chìa khóa xuyên sọ não 3cm
Sụt 10kg trong vòng 5 tháng, biết sự thật ai cũng ngớ người
Đứt gân, nhiễm trùng cổ tay sau 4 mũi tiêm khớp của 'thần y'
Nhập viện do đắp thuốc nam chữa u tuyến giáp
Bé trai 11 tuổi mắc bệnh ác tính hiếm gặp
Cựu bác sĩ Đội tuyển Việt Nam chỉ 6 chấn thương thường gặp  khi chơi bóng và cách hồi phục
Khuyên lưỡi rơi vào dạ dày khi ăn cơm
Người đàn ông chấn thương sọ não biến chứng được cứu sống thần kỳ
Đau xương khớp khi trời lạnh, bác sĩ nói gì?
Nhiễm trùng nghiêm trọng từ vết xước nhỏ trên má
Nữ bác sĩ bỏ tiền túi làm xét nghiệm cho bệnh nhân
Thành lập Trung tâm Chăm sóc khách hàng Danka Việt Nam
Mắc giun đũa từ chó nuôi trong nhà
Nhập viện nguy kịch sau thời gian lơ là điều trị mỡ máu
Xương cá xuyên thành bàng quang gây áp xe trong ổ bụng
Giảm 37% nguy cơ tử vong nhờ... trông cháu
Khoai tây, khoai lang, hành tây mọc mầm ăn được không?
Xem thêm