Thứ ba, 10/06/2025 19:18     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 29/03/2025 06:00

Tết Thanh minh 2025 vào ngày nào, mâm cúng cần chuẩn bị những gì?

Tết Thanh minh là dịp quan trọng trong năm để đi viếng mộ, thắp hương và làm mâm cúng người thân, thể hiện tình yêu thương với tổ tiên, ông bà.

Tết Thanh minh là một dịp lễ truyền thống quan trọng của nhiều nước Đông Nam Á, như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên.

Năm 2025, tiết Thanh minh bắt đầu từ ngày 4/4 và kết thúc vào ngày 19/4 Dương lịch. Ngày Tết Thanh minh (4/4) nhằm vào thứ Sáu ngày 7/3 Âm lịch.

Đây là dịp lễ quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt, thể hiện lòng kính trọng, biết ơn đối với tổ tiên và những người đã khuất. Theo truyền thống, lễ cúng Tết Thanh minh thường diễn ra ở hai địa điểm là phần mộ tổ tiên và tại nhà. Mỗi nơi có những yêu cầu riêng về lễ vật và nghi thức.

Người Việt có truyền thống đi thăm mộ vào dịp Tết Thanh minh (Ảnh minh họa)

Tết Thanh Minh 2025 đi tảo mộ vào ngày nào?

Việc chọn ngày tảo mộ trong dịp Tết Thanh Minh thường dựa trên các yếu tố phong thủy, lịch âm và ngày hoàng đạo. Mặc dù Tết Thanh Minh 2025 bắt đầu từ ngày 4 tháng 4 năm 2025, nhưng theo một số nguồn tin, ngày 5 tháng 4 năm 2025 được xem là ngày tốt nhất cho việc tảo mộ. Ngày này không chỉ thuận lợi về thời tiết mà còn là ngày hoàng đạo, rất phù hợp để thực hiện các nghi thức tôn kính tổ tiên.

Nên chọn giờ sáng hoặc chiều mát

- Giờ Thìn (7h - 9h sáng) và Giờ Tỵ (9h - 11h trưa): Đây là khoảng thời gian buổi sáng, thời tiết dịu nhẹ, thích hợp để đi tảo mộ mà không bị ảnh hưởng bởi nắng gắt.

- Giờ Mùi (13h - 15h chiều): Nếu đi vào buổi chiều, khoảng thời gian này là hợp lý vì nắng đã dịu, tránh được cái nóng gay gắt.

Những giờ nên tránh

- Giờ Ngọ: Đây là khung giờ mặt trời lên cao nhất, dương khí cực thịnh, không phù hợp với các hoạt động tâm linh như tảo mộ. Đặc biệt, giữa trưa thường có nắng gắt, không thuận lợi cho việc di chuyển và cúng bái.

- Giờ xung khắc: Nếu muốn chọn giờ đẹp theo phong thủy, nhiều người sẽ xem xét tuổi của người chủ lễ (thường là người con trai trưởng trong gia đình) để tránh các giờ xấu hoặc ngày không phù hợp.

Nhìn chung, giờ Thìn (7h - 9h sáng) và giờ Tỵ (9h - 11h sáng) là hai khung giờ được nhiều người lựa chọn nhất vì thời tiết mát mẻ, ánh sáng đầy đủ, và thuận tiện cho việc di chuyển cũng như thực hiện nghi lễ cúng bái.

Mâm cúng Tết thanh minh tại nhà và ngoài mộ

Mâm cúng Tết Thanh minh tại nhà

- Cúng Phật: Sắm đủ hoặc sắm tùy duyên các loại hương, hoa, trà, quả, thực (xôi, chè hoặc bát cơm trắng).

- Cúng chư Thiên, Thần linh: Sắm lễ như cúng Phật.

- Cúng hương linh, gia tiên: Sắm đủ hoặc tùy duyên: Hoa, quả, và một bát cơm, một cốc nước, một cốc sữa hoặc một mâm cơm (chay: rau, củ, quả; hoặc nếu là mâm cơm mặn thì chỉ nên có vật thực tam tịnh nhục).

Lưu ý:

– Hương: Tùy duyên dùng hương cây, hương trầm,… hoặc không có hương thì dùng tâm hương.

– Hoa: Các loài hoa có hương thơm (không kiêng về tên hoa và số lượng).

– Trà: Nước trà tỏa hương. Nếu không có nước trà thì có thể cúng bằng nước trắng.

– Quả: Số lượng tùy ý không kiêng kị 2 quả hay 4 quả,… và nên có loại quả chín thọ thực được.

Trước khi tiến hành cúng Tết Thanh minh tại nhà, việc dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và lau chùi bàn thờ gia tiên là rất cần thiết. Người đứng ra thắp hương cần phải mặc quần áo chỉnh tề, sạch sẽ, thể hiện sự tôn trọng tổ tiên. Khi thắp hương, người cúng sẽ tiến hành vái lạy và đọc văn khấn, bày tỏ lòng thành kính và tôn trọng. Sau khi tuần hương cháy hết, gia đình có thể hóa vàng và xin thụ lộc.

Mâm cúng Tết Thanh minh ngoài mộ

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Sắm hai lễ: Một lễ cúng Thần linh; một lễ cúng hương linh của gia đình và thí thực cô hồn.

Sắm lễ cúng Thần linh: Nến, hoa, quả, nước, xôi, giò chay hoặc nếu là mâm cơm mặn thì chỉ nên dùng vật thực tam tịnh nhục (số lượng tùy duyên).

Sắm lễ cúng thí thực: Nến, hoa, quả, nước, cơm hoặc xôi giò chay hoặc vật thực tam tịnh nhục; bánh kẹo, khoai, ngô, cháo,… (số lượng tùy duyên).

Tết Thanh minh là một dịp quan trọng để con cháu thể hiện lòng hiếu thảo và gắn kết truyền thống gia đình. Việc chuẩn bị lễ cúng đúng cách không chỉ giúp tôn vinh người đã khuất mà còn mang lại ý nghĩa sâu sắc cho người sống.

Hoàng Dương (T/H)  
Hoàn thành Dự án Nâng cấp hệ thống điều khiển bảo vệ 7 trạm biến áp 220kV khu vực phía Nam trong tháng 10/2025
Cùng hành động vì biển xanh: Hành trình của 10.000 trái tim lan tỏa thông điệp sống xanh
Quảng Ninh thành lập hội Pickleball, xây dựng sân thi đấu trên biển
VinUni đặt mục tiêu vào Top 100 đại học xuất sắc nhất toàn cầu
Gần 10.000 người Vingroup và tình nguyện viên ra quân làm sạch bờ biển tại 28 tỉnh, thành phố
Hơn 100 chuyên gia hàng đầu dự Hội thảo ngành ngựa tại Học viện Cưỡi ngựa Vinpearl Vũ Yên
Gần 70.000 hộp sữa được trao tặng trẻ em khó khăn
 Hải Phòng triển khai chiến dịch bổ sung Vitamin A liều cao đợt 1
Trời nắng nóng bật quạt có tốt không, vì sao nhiều người tránh điều này?
Người xưa chống nóng thế nào khi chưa có điều hòa?
Làm rõ việc nhân viên y tế tại Nghệ An bị hành hung
Giữ dòng điện trên đỉnh cột cao
Kiến tạo tương lai cho con từ hệ thống giáo dục TH School
Sở hữu 13 BĐS, đi làm bằng máy bay nhờ “bịa” bệnh cho người khỏe mạnh
Công ty Truyền tải điện 2 đào tạo phân tích dữ liệu với trí tuệ nhân tạo và Python
Những công trình tiêu biểu chào mừng Đại hội Đảng bộ EVN lần IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030
Chuyên gia quốc tế: VinFuture InnovaConnect là “nền tảng chiến lược kết nối các nhà  khoa học toàn cầu với Việt Nam”
Gia đình Phương Nam đội mưa thu hoạch vải chín sớm
Xử lý cơ sở của 'thần y' quảng cáo chữa bách bệnh bằng nước ion kiềm
Triển khai dự án lắp đặt kháng bù ngang 500kV tại 8 trạm biến áp
Xem thêm