Thứ năm, 25/04/2024 02:26
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 27/05/2022 18:25

Tăng cường bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình

Chiều 27/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

Theo Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng, hiện nay bạo lực gia đình vẫn còn là một vấn đề nhức nhối, nan giải ở Việt Nam. Và thực tế cho thấy, vấn nạn bạo lực gia đình có xu hướng trầm trọng hơn, đa dạng hơn, phức tạp hơn đã và đang để lại những hậu quả thương tâm, đau xót cho nhiều gia đình, tạo ra những thiệt hại to lớn cho toàn xã hội.

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thế thao và Du lịch nêu rõ, một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng bạo lực gia đình là do các quy định, chính sách trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hiện hành còn tồn tại nhiều bất cập, không phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội Việt Nam giai đoạn hiện nay.

Quá trình thi hành Luật cũng xuất hiện nhiều hạn chế, đặc biệt là vấn đề trách nhiệm và công tác phối hợp liên ngành trong phòng, chống bạo lực gia đình. Nhiều chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước được ban hành trong thời gian qua cũng cần phải được cụ thể hóa trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

bao luc gia dinh  (1)

Quốc hội nghe trình bày Tờ trình dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

Từ những phân tích trên, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thế thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hiện hành cần được sửa đổi, bổ sung để thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Cụ thể, Nghị quyết Đại hội Đảng XII quy định “Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Xây dựng môi trường văn hóa, đời sống văn hóa lành mạnh trong hệ thống chính trị, trong mỗi địa phương, trong từng cộng đồng, làng, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, khu công nghiệp và mỗi gia đình, góp phần giáo dục, rèn luyện con người về nhân cách, đạo đức, lối sống. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.”

Bên cạnh đó, văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc khóa XIII cũng đề ra các quan điểm, chủ trương, giải pháp cụ thể cho việc thực hiện các biện pháp phát triển gia đình hạnh phúc, bền vững và thực hiện phòng, chống bạo lực gia đình toàn diện, khả thi, có hiệu quả.

Đặc biệt, Hiến pháp năm 2013 đã có nhiều quy định quan trọng về xây dựng và phát triển gia đình như: “Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân”. Cụ thể hóa Hiến pháp, Quốc hội đã ban hành các văn bản luật để bảo vệ quyền và lợi ích của công dân.

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thế thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nêu rõ, qua nhiều năm thực hiện, Luật đã bộc lộ một số điểm hạn chế, bất cập, chưa thực sự phù hợp với tình hình xã hội hiện tại. Theo đó, về công tác phòng ngừa, ngăn chặn, hỗ trợ, bảo vệ trong phòng, chống bạo lực gia đình, Luật còn một số khái niệm chưa được làm rõ, dẫn đến những cách hiểu khác nhau trong quá trình tổ chức thực hiện.

Bên cạnh đó, Luật hiện hành không có điều khoản riêng quy định về giải thích từ ngữ, do đó còn thiếu một số khái niệm quan trọng, một số khái niệm chưa được giải thích rõ. Bên cạnh đó, các quy định về phòng ngừa bạo lực gia đình vẫn còn bất cập. Luật hiện hành xác định rõ nguyên tắc lấy phòng để chống nhưng biện pháp phòng ngừa trong Luật hiện hành chưa chủ động, không bảo đảm tính liên tục. Việc phòng, chống bạo lực gia đình cần thực hiện trước khi xảy ra, khi đang xảy ra và khi kết thúc.

Nhấn mạnh hòa giải là biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình và phòng ngừa tái diễn bạo lực gia đình, không thay thế các biện pháp xử lý vụ việc bạo lực gia đình, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thế thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng chỉ ra rằng, trong 15 năm thực hiện Luật cho thấy công tác hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình cũng chưa phát huy được hiệu quả. Khi nào thì phải xử lý một tình huống bằng hòa giải và khi nào thì cần các biện pháp khác chưa được quy định rõ trong Luật.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, Luật hiện hành còn thiếu những quy định để xử lý trường hợp hành vi bạo lực gia đình chưa đến mức bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; chưa quy định rõ về thẩm quyền và trách nhiệm của công an cấp xã trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, xác minh và xử lý hành vi bạo lực gia đình…

Ngoài ra, Luật hiện hành chưa quy định cụ thể về trách nhiệm cũng như biện pháp xử lý đối với người đứng đầu trong phòng, chống bạo lực gia đình. Thực tế cho thấy lực lượng tham gia phòng, chống bạo lực gia đình cần phải thiết lập ở cộng đồng dân cư để nâng cao tính chủ động, phòng ngừa. Luật chưa có giải pháp cụ thể về mô hình phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng.

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, việc sửa đổi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hiện hành nhằm hoàn thiện thể chế về công tác phòng, chống bạo lực gia đình theo hướng tăng cường các biện pháp bảo vệ các quyền con người theo Hiến pháp năm 2013; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các thiết chế nhà nước, xã hội cũng như vai trò của gia đình về lĩnh vực này, góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong tình hình mới.

Nội dung Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) tập trung vào 3 chính sách lớn gồm: Các biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình, tăng cường bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ chế phối hợp và các điều kiện bảo đảm để thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình; khuyến khích xã hội hóa công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) gồm 6 chương, 62 Điều, trong đó, sửa đổi, bổ sung nội dung 42 Điều trong Luật hiện hành; xây dựng mới hoàn toàn 17 Điều; bỏ 3 Điều, so với Luật hiện hành tăng 16 Điều.

PV  
Nghiêm cấm đầu cơ, tăng giá thuốc chữa bệnh dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Bé gái 2 tháng tuổi mắc ho gà nguy kịch
Khuyến cáo 10 biện pháp phòng chống cháy nổ gia đình dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
6 cách tẩy bay mọi vết bẩn trên nệm
Hà Nội thí điểm ứng dụng cảnh báo cháy gắn với định danh số nhà
Hạ thân nhiệt 'hồi sinh' nữ bệnh nhân 26 tuổi bị ngừng tim đột ngột
Hành trình đến Korea Global School của một học sinh Hà Nội
Uống gì để xua tan căng thẳng mệt mỏi trước mùa thi?
 Nâng cao vai trò của hợp tác công tư để đẩy lùi bệnh dại
Acecook Việt Nam chung tay hỗ trợ trẻ em là con ngư dân có hoàn cảnh khó khăn với dự án 'Thả lưới ước mơ'
Vì sao ngủ đủ 8 tiếng nhưng đi làm vẫn “gật gà gật gù”?
Hà Nội thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày 22/4
2 cháu bé đạp xe từ Điện Biên xuống Hà Nội tìm mẹ đã được về với gia đình
5 lưu ý phòng chống cháy nổ khi sử dụng điện mùa nắng nóng
Hành trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Hậu Lộc - tỉnh Thanh Hoá
Vụ 2 cháu bé đạp xe xuống Hà Nội tìm mẹ: Thông tin bất ngờ
2 cháu bé người Mông đạp xe từ Điện Biên xuống Hà Nội tìm mẹ: Không nhớ tên tuổi, quê quán
Chọc dịch não tủy phát hiện mắc viêm màng não do liên cầu lợn vì món 'khoái khẩu'
Teo thận nhiều năm, bất ngờ vào viện phát hiện nang thận 'siêu to'
Điểm tham quan Hà Nội đông kín người trong ngày nghỉ lễ 10/3
Xem thêm