Thứ hai, 20/05/2024 14:41
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 13/05/2020 14:14

Tâm sự của y tá chống dịch: “Tôi thấy mình như siêu anh hùng”

4 y tá tại 4 châu lục khác nhau đã có những chia sẻ về những thách thức mà họ gặp phải trong trận chiến chống lại Covid-19.

Với hơn bốn triệu trường hợp được báo cáo trên toàn thế giới, đại dịch COVID-19 đã đưa công việc của các y tá trở thành tâm điểm chú ý.

"Tôi cảm thấy mình như một siêu anh hùng giải cứu đất nước"

Mzwakhe Mohlaloganye, 37 tuổi đã làm y tá 5 năm. Anh tham gia vào tuyến đầu chống dịch tại Nam Phi kể từ tháng 3.

Anh chia sẻ: “Lúc đầu, gia đình tôi không đồng tình khi tôi tham gia vào cuộc chiến này. Nhưng khi thấy những bức ảnh tôi được trang bị thiết bị bảo hộ cẩn thận, họ đã yên tâm hơn”.

y ta tuyen dau Giadinhvietnam (2)

Y tá Mzwakhe Mohlaloganye.

Nam Phi là một trong những quốc gia có phản ứng nhanh, kịp thời trước Covid-19 nhờ áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt và tích cực nâng cao nhận thức cộng đồng, ưu tiên kiểm tra sức khỏe những người trên 59 tuổi hoặc mắc các bệnh mãn tính.

Mzwakhe coi đây là cơ hội để nghiên cứu về căn bệnh và ảnh hưởng của nó đến các bệnh nhân của mình.

Anh nói: “Mẹ luôn bảo rằng bà tự hào khi có người con trai sẵn sàng chiến đấu vì an toàn của cộng đồng. Tôi cảm thấy mình như một siêu anh hùng giải cứu đất nước vậy. Tôi cũng nhận thấy rằng đội ngũ y bác sĩ đang được đánh giá cao hơn bao giờ hết.

Tôi mong các đồng nghiệp của mình tiếp tục chiến đấu, đừng bỏ cuộc. Bạn phải làm bất cứ điều gì có thể để ngăn chặn virus”.

"Tôi tự hào về công việc của mình"

Trong thời gian đại dịch bùng phát ở Italia, hình ảnh nữ y tá đeo khẩu trang ngủ gục trên bàn làm việc đã trở thành biểu tượng của đất nước, gói gọn sự tàn phá của Covid-19 đối với quốc gia này.

Nữ y tá Elena Pagliarini chi sẻ: “Chúng tôi làm việc suốt đêm. Lúc 6 giờ sáng, tôi ngồi vào bàn và ngủ gục, đó là khoảnh khắc quý giá nhất trong ngày. Người đồng nghiệp đã chụp lại bức ảnh đó và đăng tải lên mạng xã hội”.

y ta tuyen dau Giadinhvietnam (3)

Bức ảnh y tá Elena ngủ gục trên mạng từng gây bão mạng xã hội.

Elena không nhận ra tầm ảnh hưởng của bức ảnh cho đến khi cô được các nhà báo phỏng vấn.

“Bức ảnh đó đại diện cho toàn thể y bác sĩ. Tôi tự hào về công việc của mình” – Elena nói.

Đến giữa tháng 3, khi các bệnh viện ở miền bắc Italy đang ở thời điểm bùng nổ và hàng trăm người chết mỗi ngày, bản thân Elena cũng bị nhiễm bệnh, mất khứu giác và vị giác. Cô ở nhà 23 ngày và trở lại làm việc vào ngày 2 tháng 4.

Kể từ đó, số trường hợp mới đã giảm đáng kể, tình hình dịch bệnh có thể kiểm soát được. Elena cho biết: “Italia đang ở giai đoạn 2, chúng tôi vẫn tiếp nhận những ca mới nhưng các triệu chứng nhẹ hơn trước”.

"Thật tuyệt khi thấy ánh sáng mặt trời và được hít thở không khí trong lành"

Gabriela Serrano, 31 tuổi, một y tá làm việc tại Mỹ đã có những kỷ niệm đẹp về ngày được chứng kiến bệnh nhân Covid-19 đầu tiên của mình xuất viện.

y ta tuyen dau Giadinhvietnam (1)

Y tá Gabriela Serrano.

Serrano kể: “Bệnh nhân đã rất hạnh phúc khi được tôi đẩy xe lăn ra ngoài. Thật tuyệt khi thấy ánh sáng mặt trời và được hít thở không khí trong lành.

Hai bệnh nhân Covid-19 mà tôi đang chăm sóc có tình trạng sức khỏe tiềm ẩn và trên 70 tuổi. Tuy nhiên, họ vẫn sống sót. Điều này mang lại cho tôi hy vọng”.

"Một người nhiễm bệnh có thể đe dọa tính mạng của cả bộ tộc"

Shanti Teresa lakra, một tình nguyện viên tham gia chương trình chăm sóc sức khỏe cho các dân tộc ít người sắp tuyệt chủng ở Ấn Độ trên đảo Andaman và Nicobar và là người nhận giải thưởng Florence Nightingale, sự công nhận chuyên môn cao nhất cho các y tá ở Ấn Độ.

"Vào ngày 24 tháng 3, chúng tôi đã có trường hợp dương tính Covid-19 đầu tiên. Ngay lập tức tôi nghĩ về hai bệnh nhân thiểu số trong bệnh viện của tôi. Tôi yêu cầu họ xuất viện. Đó là một cậu bé 5 tuổi từ bộ lạc Jarawa bị viêm phổi và một phụ nữ tại bộ lạc Shompen đang điều trị khả năng sinh sản.

y ta tuyen dau Giadinhvietnam (4)

Y tá Shanti Teresa lakra.

Cô đang chăm sóc một cậu bé năm tuổi từ bộ lạc Jarawa bị ảnh hưởng bởi viêm phổi, cũng như một phụ nữ từ bộ lạc Shompen đang tìm cách điều trị sinh sản.

Bộ tộc Jarawas sinh sống bằng nghề săn bắn trong khu bảo tồn, cách nơi Shanti làm việc 80km. Một tuần sau khi cậu bé được xuất viện, cô đã đến tận nơi để hỏi thăm, khuyên cả bộ tộc đi sâu vào rừng hơn nữa để tránh lây nhiễm.

"Khả năng miễn dịch của họ rất thấp. Một người nhiễm bệnh có thể đe dọa tính mạng của cả bộ tộc” – Shanti nói.

-> Cuộc sống cách ly của nữ y tá phòng chống dịch tại Italia

Xem thêm: Y tá thay phiên nhau chăm sóc bé 3 tháng tuổi khi mẹ và bà đều nhiễm Covid-19.

Thùy Linh (Theo BBC)  
Tuần Lễ Vàng 2024: Thắp sáng ước mơ gia đình hiếm muộn
Viêm tuỵ cấp do thói quen đàn ông hay mắc khi vào hè
Khởi tranh Giải Bóng rổ Festival Trường học TP.HCM – Cúp Nestlé MILO 2024
Đổi rác lấy quà: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2
Người dân TP.HCM đi xe buýt chỉ cần… một chạm để thanh toán
Hỗ trợ người yếu thế và các tổ chức cứu trợ vật nuôi
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Cụ ông 82 tuổi suýt hỏng cánh tay do tự tiêm canxi tại nhà
Giả danh giảng viên đại học mở khóa học online lừa đảo hơn 1 tỷ đồng
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Sôi nổi các hoạt động tại Ngày hội thiếu nhi bảo vệ môi trường năm 2024
Xem thêm