Thứ bảy, 20/04/2024 06:00
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 10/10/2021 19:00

Tại sao phụ nữ dễ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa?

Hiện nay có nhiều chị em phụ nữ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa mà không biết lý do tại sao, dấu hiệu bệnh lại rất mờ nhạt. Đây là tình trạng mà hầu hết các chị em nào cũng từng mắc phải, nhất là trong độ tuổi sinh sản.

Tỷ lệ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi sinh đẻ lên tới 90%, trong đó nhóm phụ nữ có kiến thức, có thu nhập chiếm hơn 70%. Không chỉ phổ biến mà tình trạng viêm nhiễm vùng kín còn có thể gây ra các bệnh phụ khoa nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, thậm chí dẫn đến vô sinh ở nữ giới.

thu dam 3

Ảnh minh họa

Dấu hiệu bị viêm nhiễm phụ khoa

Các chị em khi mắc các bệnh phụ khoa sẽ dễ nhận biết bởi dấu hiệu của chúng. Bởi vậy các chị em cần chú ý để phát hiện bệnh càng sớm càng tốt.

- Viêm âm đạo: Khí hư tăng nhiều, nhầy, đặc, có màu và mùi bất thường, ngứa hoặc nóng rát âm hộ, đi tiểu nhiều, tiểu gấp, tiểu buốt, đau khi quan hệ tình dục, toàn thân mệt mỏi....

- Viêm cổ tử cung: Biểu hiện của viêm cổ tử cung bao gồm khí hư tăng nhiều, có dạng chất nhầy nhớt hoặc có mủ, đôi khi có kèm theo các sợi tia máu.

- Viêm vùng chậu: Viêm vùng chậu cấp tính thường gây ra các triệu chứng như đau bụng dưới, tim đập nhanh, sốt cao, âm đạo có mủ tiết ra, hoặc buồn nôn, đi tiểu khó... Người bệnh bị viêm vùng chậu mãn tính có thể gặp dấu hiệu sốt nhẹ, dễ mệt mỏi, chướng bụng dưới, kinh nguyệt không đều...

- Viêm phần phụ (viêm ở ống dẫn trứng, buồng trứng...): Các triệu chứng của viêm phần phụ cấp tính gồm: sốt, ớn lạnh, bụng dưới đau dữ dội... Viêm phần phụ mãn tính có thể đau bụng ở những cấp độ khác nhau hoặc bụng dưới căng tức và nhức, lúc nặng lúc nhẹ, có thể kèm theo khí hư ra nhiều, đau lưng, kinh nguyệt không đều...

- Viêm nội mạc tử cung: Viêm nội mạc tử cung cấp tính có thể xuất hiện sốt, ớn lạnh, đau bụng dưới, khí hư ra nhiều, có lúc có máu hoặc có mùi khó chịu. Triệu chứng của bệnh mãn tính cơ bản giống với bệnh cấp tính, có thể thấy kinh nguyệt quá nhiều, đau bụng dưới.

Empty

Ảnh minh họa

Vì sao phụ nữ dễ viêm nhiễm phụ khoa?

Nguyên nhân viêm nhiễm sinh dục có thể bắt nguồn từ những yếu tố sau đây:

– Không vệ sinh: Không vệ sinh bộ phận sinh dục hằng ngày, không vệ sinh trước và sau quan hệ tình dục (kể cả nam và nữ) hoặc không có điều kiện vệ sinh kinh nguyệt hoặc vệ sinh kinh nguyệt không đúng cách.

– Vệ sinh không đúng: Vì thiếu các kiến thức thông thường nhất về vệ sinh cơ thể; do hiểu sai về sinh lý phụ khoa, huyết trắng nên có những cách vệ sinh hằng ngày, vệ sinh tình dục và vệ sinh kinh nguyệt sai; do không có điều kiện môi trường tốt để vệ sinh (thiếu nước sạch, nhà vệ sinh) nên vệ sinh không đảm bảo; dùng chung chậu, khăn tắm, quần áo lót.

– Quan hệ tình dục không an toàn đưa đến nhiễm bệnh

– Sức khỏe giảm sút: sức đề kháng của cơ thể giảm có thể do tuổi, do bệnh tật, do thiếu dinh dưỡng.

– Do mãn kinh: nội tiết tố trong cơ thể giảm, giảm sức đề kháng dẫn đến thay đổi môi trường âm đạo và khô dễ dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa.

– Do các thủ thuật y tế: biến chứng sau sẩy thai, đẻ, nạo hút thai hoặc đặt dụng cụ tử cung không an toàn, không sát khuẩn tốt sẽ gây lây nhiễm.

Empty

Ảnh minh họa

Phương pháp phòng bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ

- Hàng năm chị em phụ nữ nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng – 01 năm 1 lần. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ đem lại kết quả tốt hơn, hạn chế rủi ro bệnh tật, chi phí cũng như thời gian điều trị.

- Thực hành tình dục an toàn tránh mắc hoặc tái mắc phải bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục do các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục.

- Nên sử dụng bao cao su cho mỗi lần quan hệ tình dục vì bao cao su vừa có tác dung tránh thai, vừa ngăn ngừa được các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Vệ sinh tốt cho cả hai người trước và sau khi quan hệ tình dục.

Thực hiện vệ sinh cá nhân để giảm đi khả năng bị nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới nghĩa là:

- Vệ sinh âm hộ hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng, lau khô bằng khăn sạch, nhớ phải lau từ trước ra sau (hậu môn là cuối cùng). Luôn giữ cho bộ phận sinh dục ngoài khô, sạch. Tránh mặc quần chật, thay quần lót thường xuyên.

- Băng vệ sinh phải đảm bảo sạch, đủ thấm, từ 4 đến 6 giờ phải thay một lần.

- Không nên dùng nước bẩn có chứa nhiều vi sinh vật, để rửa vùng kín.

- Không nên dùng xà bông hay các chất tẩy rửa mạnh... để vệ sinh vùng kín.

- Không tự thụt rửa âm đạo khi không có chỉ định của bác sỹ điều trị.

-> 4 dấu hiệu "kỳ lạ" báo hiệu mắc ung thư cổ tử cung

Xem thêm: Thực phẩm tốt cho người bị bệnh tim

Hoàng Ly  
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Chuyên gia cảnh báo polyp buồng tử cung: Bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Vì sao phụ nữ dễ ốm hơn trong ngày 'đèn đỏ'?
Thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại gây vô sinh ở phụ nữ
'Chuyện ấy' giảm nhiệt vì... nước hoa
Độ tuổi nào hết ham muốn tình dục?
Tiền sản giật khi mang thai nguy hiểm thế nào, điều trị ra sao?
Bi hài bí kíp “săn rồng vàng”
Vì sao ăn nhiều muối lại 'làm yếu' chuyện phòng the?
Xem thêm