Thứ hai, 20/05/2024 05:53
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 16/08/2021 14:00

Tại sao có hiện tượng sôi bụng?

Sôi bụng là tình trạng khá phổ biến ai cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên nếu chủ quan, hiện tượng này có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe một cách nghiêm trọng.

Sôi bụng là bệnh gì?

Những tiếng kêu “ùng ục” phát ra từ bụng được gọi là tiếng sôi bụng, âm thanh này được tạo ra từ ruột do quá trình co bóp và tiêu hóa thức ăn. Sôi ở bụng cũng là hiện tượng sinh lý bình thường của chúng ta và xuất hiện khi đói hoặc sau mỗi lần ăn. Tình trạng này tuy không làm ảnh hưởng tới sức khỏe những khiến bạn bị ngại và khó chịu.

soi buung 2

Hay bị sôi bụng là hiện tượng xảy ra do nhiều nguyên nhân (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây sôi bụng

Nếu tình trạng sôi bụng thường xuyên xảy ra, có thể xuất phát từ những nguyên nhân dưới đây:

Do ăn nhiều thực phẩm khó tiêu: Các thực phẩm khó tiêu, dễ gây sình bụng, đầy hơi có thể gây sôi bụng như tinh bột, thức ăn chiên xào, thức ăn có nhiều mỡ động vật, hành tỏi, ngũ cốc…

Rối loạn hệ thống vi khuẩn đường ruột: Khi thực đơn hàng ngày thiếu hụt lợi khuẩn, tạo điều kiện cho sự sinh sôi của các vi khuẩn có hại sẽ khiến quá trình tiêu hóa thức ăn gặp khó khăn từ đó sinh ra tình trạng đầy hơi, sôi bụng.

Do thói quen ăn uống không lành mạnh: Ăn nhiều và nhanh hoặc nằm ngay khi ăn khiến dạ dày tiêu hóa thức ăn chậm khiến hơi ứ lâu dẫn đến ợ chua, sôi bụng.

Uống nhiều bia rượu, nước có gas: Đây là những thủ phạm gây ra chứng sôi bụng đầy bụng có thể kèm theo buồn nôn trong nhiều ngày ở nhiều người.

Do bệnh lý: Một số bệnh lý gây nên tình trạng sôi bụng là bệnh đại tràng kích thích, hội chứng ruột kích thích.

soi bung 3

Ảnh minh họa

Triệu chứng sôi bụng thường gặp

Những người hay bị sôi bụng thường có các triệu chứng như sau:

Đôi khi phát ra âm thanh “ùng ục” xuất hiện từng cơn, dễ dàng phát hiện khi âm thanh đủ lớn.

Đau quặn bụng từng cơn, có thể giảm bớt khi người bệnh trung tiện hoặc đại tiện.

Đau tăng lên và mắc đi đại tiện khi ăn vào.

Có thể gây trướng bụng trái kèm theo cảm giác mệt mỏi, hồi hộp, đau lưng, bực bội, ăn không ngon. Bệnh có thể tự khỏi nhưng sau một thời gian lại trở lại.

Hay bị sôi bụng là bệnh lý gì?

Dưới đây là một số căn bệnh có thể liên quan đến triệu chứng sôi bụng:

Rối loạn tiêu hóa

Tình trạng sôi bụng có thể là biểu hiện của căn bệnh rối loạn tiêu hóa. Bệnh này có thể xuất hiện từ dị ứng thức ăn hoặc đường tiêu hóa đã bị nhiễm khuẩn. Bệnh cũng có thể bị khi bạn ăn uống không đúng cách gây nên.

soi bung 5

Ảnh minh họa

Một số biểu hiện như đau bụng, đau dạ dày, rối loạn tiểu tiện và đại tiện, bụng sôi ùng ục theo từng cơn. Các cơn đau có thể dữ dội ở vùng bụng và lan ra các vùng xung quanh. Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt gặp một số triệu chứng như chướng bụng đầy hơi và khiến cho người bệnh luôn có cảm giác khó chịu ở bụng.

Sôi bụng là biểu hiện bệnh đau dạ dày

Tình trạng bệnh này có thể mắc phải khi bạn có thói quen, lối sống và chế độ ăn uống không được hợp lý khiến.

Các biểu hiện như đau bụng, kèm theo hiện tượng bụng sôi, các cơn đau xuất hiện nhiều hơn khi đói.

Bệnh viêm đại tràng

Hiện tượng sôi bụng liên tục có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng.

soi bung 4

Ảnh minh họa

Các biểu hiện như đau bụng kèm theo các hiện tượng sôi ở bụng liên tục và các cảm giác chướng bụng. Xuất hiện các cơn đau âm ỉ sau khi ăn xong.

Bệnh đại tràng co thắt

Bệnh này còn được gọi với tên khác là hội chứng ruột kích thích, đây là tình trạng suy giảm các chức năng của đại tràng.

Biểu hiện: Bụng sôi liên tục và kèm theo các hiện tượng đầy hơi, chướng bụng và tức vùng bụng.

-> Tại sao nhiều người bị đau bụng sau khi ăn sáng?

Xem thêm: Lợi ích của cải xoong đối với sức khỏe (Nguồn: Zing)

Hoàng Ly (T/H)  
Thực phẩm giúp giải độc tố gan tự nhiên, ngăn ngừa suy gan
Cách giữ sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho các sĩ tử mùa thi
Loại rau giúp giảm lượng đường trong máu tốt nhất
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Xem thêm