Thứ năm, 21/11/2024 01:16     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 10/04/2024 05:00

Sử dụng chuột máy tính 30 giờ mỗi tuần gây 5 vấn đề nghiêm trọng ở cổ tay

Việc gõ máy tính liên tục, sử dụng chuột máy tính thường xuyên tạo áp lực lên cổ tay, gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm cho dân văn phòng.

Trong thời đại công nghệ số, tình trạng đau nhức xương khớp do sử dụng máy tính, điện thoại quá nhiều ngày càng trở nên phổ biến.

Một khảo sát thực hiện trên 150 người, bao gồm cả sinh viên và nhân viên văn phòng (tuổi từ 17 đến 60 tuổi), đăng trên Tạp chí Y khoa Quốc gia Mỹ (NCBI) cho kết quả: 44,7% số người tham gia khảo sát gặp các vấn đề cơ xương khớp, chủ yếu ở 4 vị trí là lưng, cổ, vai, cổ tay. Trong đó, tỷ lệ sử dụng máy tính bàn, máy tính xách tay và thiết bị di động hơn 6 giờ/ngày là 58,7%.

3

Ảnh minh họa

Tương tự, khi tiến hành khảo sát 415 sinh viên thường xuyên sử dụng máy tính, một trường đại học ở Estonia công bố rằng, 77% người được khảo sát bị đau cơ xương khớp trong suốt 12 tháng. Phổ biến nhất là đau cổ (51%), đau thắt lưng (42%), đau cổ tay hoặc bàn tay (35%) và đau vai (30%).

Trong đó, đau cổ tay hay bàn tay là tình trạng dễ nhận biết nhất bởi đây là bộ phận tiếp xúc với bàn phím hay chuột máy tính xuyên suốt thời gian làm việc. Một nghiên cứu đã tiến hành điều tra gần 7.000 trường hợp trên khắp đất nước Đan Mạch đã rút ra kết luận rằng: những người dùng máy tính liên tục, cụ thể là sử dụng chuột máy tính trên 30 giờ/tuần sẽ có nguy cơ tổn thương cẳng tay cao gấp 8 lần người bình thường.

Dưới đây là những tác hại khi sử dụng chuột máy tính, gõ bàn phím nhiều đối với tay và cách khắc phục.

Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay xảy ra khi dây thần kinh ngoại biên bị chèn ép. Bệnh gây viêm, đau, tê, giảm hoặc mất cảm giác ở vùng da bàn tay chịu sự chi phối của thần kinh giữa. Tình trạng nặng hơn có thể gây teo cơ, giảm chức năng và vận động bàn tay.

Cách phòng ngừa là vận động và nghỉ ngơi hợp lý để giảm căng thẳng, tạo áp lực tác động lên cổ tay. Không nên nắm chuột hoặc gõ bàn phím mạnh, hạn chế dồn lực lên cổ tay khi làm việc. Sau mỗi giờ, người làm việc văn phòng có thể duỗi hoặc xoa bóp cổ tay 30 giây để giảm căng cứng, khôi phục sự linh hoạt.

2

Ảnh minh họa

Vết chai ở gần cổ tay

Tác hại khi sử dụng chuột máy tính liên tục liên quan trực tiếp đến ngoại hình là hầu hết mọi người đều có một vết chai hoặc thâm đen nhỏ ở vùng gần cổ tay.

Do đó, dù bạn thuận tay phải, cố gắng thi thoảng thử sử dụng chuột với tay trái để giảm áp lực lên tay phải, ngăn ngừa chai cổ tay. Ngoài ra, nên sử dụng loại chuột có thiết kế công thái học mang đến sự thoải mái cho tay và có tấm đệm ở cổ tay.

Đau khuỷu tay

Khớp cơ xương ở tay bị ảnh hưởng khi bạn gõ bàn phím liên tục, hoặc dùng chuột quá nhiều trong thời gian dài, tăng nguy cơ chấn thương khuỷu tay. Nó còn ảnh hưởng đến các cơ bắp gần khuỷu tay, dẫn đến đau khuỷu tay.

Một trong những cách hiệu quả để ngăn ngừa cơn đau khuỷu tay là để bàn phím ở cùng độ cao với khuỷu tay hoặc hơi thấp hơn, ở một góc 30 độ.

Đau cánh tay

Ngồi lâu cùng một tư thế trong thời gian dài, gõ bàn phím hoặc sử dụng chuột nhiều cũng tăng nguy cơ đau cánh tay do các cơ ở tay hoạt động sai khi sử dụng chuột. Để ngăn ngừa tác hại khi sử dụng chuột máy tính, bạn hãy chắc chắn đặt khuỷu tay ở vị trí hơi thấp hơn so với bàn tay.

Ngoài ra, không cong tay và cánh tay mà nên để thẳng, giúp giảm áp lực lên cổ tay và bàn tay, ngăn ngừa đau cánh tay.

Viêm gân

Triệu chứng này xảy ra không nhiều, nhưng vẫn có. Nguyên nhân là do việc sử dụng chuột nhiều, gõ bàn phím liên tục có thể gây áp lực lên các ngón tay, dẫn đến viêm gân. Để giảm đau và giảm căng cơ vùng này, bạn nên tập động tác duỗi bàn tay, ngón tay thường xuyên để tránh viêm gân.

Phương Anh (Theo Medical News Today)  
Kết hợp chặt chẽ viện - trường, đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú để nâng chất lượng nhân lực y tế
Bí quyết hết đau lưng do gai cột sống của cô Miện
Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ và cách cải thiện
TPBVSK K3 đóng góp vào thành công giải Golf Vòng tay nhân ái lần thứ 2
Tìm hiểu về polyp thanh quản và cách cải thiện hiệu quả
Vai trò của y tế tại các giải đấu thể thao
3 phụ nữ Việt trên 50 tuổi lại có 1 người mắc bệnh loãng xương
Suy thận độ 2, phù như cây chuối hột - Thử cách này!
Tiểu đêm nhiều có phải do thận kém?
26 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ lần khám sức khoẻ định kỳ
Bé 22 tháng tuổi nuốt hạt táo đỏ bị thủng ruột
Mổ thay khớp háng có tốt không, để lại những biến chứng gì?
Gia tăng trẻ viêm màng não khi thời tiết thay đổi: Dấu hiệu nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Bí quyết khắc phục chậm nói, tăng động, khó ngủ ở trẻ
Nhiễm Herpes lây sang cả chồng sau lần đến spa
Chảy nước dãi khi ngủ cảnh báo bệnh gì?
Luôn nghĩ mình tài giỏi, cô gái trẻ 'té ngửa' khi đi khám bác sĩ tiết lộ điều này
Người già gãy xương khớp háng nguy hiểm thế nào, phòng tránh ra sao?
Hơn 30.000 người Việt tử vong do tai nạn thương tích mỗi năm
Trẻ mắc sỏi bàng quang hiếm gặp do bố mẹ tự ý chữa tại nhà
Xem thêm