Thứ hai, 20/05/2024 09:45
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 23/09/2020 07:48

Sông Tô Lịch đứng trước cơ hội được hồi sinh

Từng là con sông đẹp nhưng bị bức tử bằng ô nhiễm, và nay con sông này đang đứng trước nhiều cơ hội để được hồi sinh

Sông Tô Lịch xưa thơ mộng, nước đầy ắp, nhiều bến cảng, thuyền mành chen vai sát cánh, và trong sách sử còn ghi Nhà Vua Lý Thái Tổ đã từng đi thuyền, vãn cảnh trên chính dòng sông này.

Đến năm 1889, người Pháp lấp một phần sông Tô Lịch để quy hoạch phố phường, và cũng từ đó, con sông này không còn nhận được nước lưu thông với sông Hồng để đổ về hạ nguồn mà ngày đêm bị bức tử bằng nguồn nước thải khổng lồ trong khu vực nội thành Hà Nội đổ vào .

5

Hình ảnh sông Tô Lịch bị ô nhiễm

Việc ô nhiễm tại con sông này trở nên nhức nhối suốt cả hàng thập kỷ, và cũng trong thời gian đó, nhiều cơ quan, ban ngành vào cuộc để tìm giải pháp hồi sinh trước sự kỳ vọng của người dân, nhưng nhiều biện pháp cải tạo sông để giảm ô nhiễm chưa mang lại được kết quả như mong muốn.

3

Sự kiện thu hút được sự chú ý của các cơ quan thông tấn, báo chí

Năm 2019, Công ty JVE và đoàn chuyên gia Nhật Bản đã thực hiện cải tạo, xử lý ô nhiễm miễn phí một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano - Bioreactor của Nhật Bản. Việc thực hiện thí điểm này đã đạt được nhiều kết quả tích cực đáng ghi nhận.

Tiếp tục những kết quả đạt được, ngày 16/9/2020 Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt (JVE) đã gửi công văn báo cáo tới Thành ủy, UBND TP Hà Nội về việc đề xuất Giải pháp tổng thể cải tạo sông Tô Lịch trở thành “Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh” bằng nguồn vốn từ Nhật Bản.

Và với dự án này, mục đích, ý nghĩa rất nhân văn và được thể hiện ở tên gọi là cải tạo dòng sông chết vì ô nhiễm trở thành công viên, thành nơi tham quan vãn cảnh.

Tuy nhiên, ngay sau khi có đề xuất nói trên, dự án này lập tức nhận được nhiều ý kiến trái chiều của các nhà khoa học Việt Nam, người dân và chuyên gia.

Trước những ý kiến này, ngày 22/9 công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật - Việt (JVE- đơn vị tham gia xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch) tổ chức thông tin về giải pháp tổng thể cải tạo sông Tô Lịch thành "Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh Tô Lịch” bằng nguồn vốn từ Nhật Bản.

2

GS,TSKH. Đặng Huy Huỳnh, nguyên Viện trưởng Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật (Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam). Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam thông tin tới báo chí

Thông tin tới báo chí, GS,TSKH. Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cho biết: “Với tư cách là 1 nhà khoa học, 1 người làm nghiên cứu về sinh thái học và môi trường, tôi thấy dự án cải tạo sông Tô Lịch để biến con sông ô nhiễm thành con sông sạch, thành nơi du lịch thì đây là dự án rất tốt. Việc làm cho con sông này xanh, sạch đẹp là khát vọng, nguyện vọng không chỉ của riêng ai mà là khát vọng của khoảng 7 triệu người dân thành phố Hà Nội.

Đã rất lâu rồi, người dân Thủ đô mong muốn có được môi trường xanh, sạch, đẹp, để con người hưởng thụ được không khí trong lành, hưởng được điều kiện môi trường sạch, vậy nên việc làm sạch sông Tô Lịch được người dân ngóng chờ từng ngày”.

4

Nguyễn Tuấn Anh – Chủ tịch HĐQT JVE

Cũng trong buổi thông tin với báo chí, ông Nguyễn Tuấn Anh – Chủ tịch HĐQT JVE, nhiều ý kiến nghi ngờ JVE xây dựng công trình nhằm thu lợi về mình. Tuy nhiên, JVE khẳng định, sông Tô Lịch không phải là nơi đơn vị kiếm tiền và cũng không phải nơi Nhật Bản kiếm lợi nhuận. Và chúng tôi cũng không có bất cứ yêu cầu, điều kiện ràng buộc nào với Thành phố như nhà đầu tư sẽ được kinh doanh, khai thác du lịch có thời hạn trên sông Tô Lịch hay để xuất Thành phố ưu đãi một số loại thuế cho doanh nghiệp".

4

Hình ảnh tươi đẹp của dự án thể cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh

Khi được hỏi về tính khả thi của dự án, trên cơ sở những kết quả đạt được từ việc thí điểm làm sạch 1 đoạn sông Tô Lịch và 1 góc Hồ Tây, ông Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ, để một dự án khả thi cần có 5 yếu tố, thứ nhất là chủ trương, vốn, công nghệ và sự vào cuộc và góp ý chân tình của các nhà khoa học, sự ủng hộ của người dân và chính quyền thì dự án sẽ thành công.

Hoàng Sơn  
Tuần Lễ Vàng 2024: Thắp sáng ước mơ gia đình hiếm muộn
Viêm tuỵ cấp do thói quen đàn ông hay mắc khi vào hè
Khởi tranh Giải Bóng rổ Festival Trường học TP.HCM – Cúp Nestlé MILO 2024
Đổi rác lấy quà: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2
Người dân TP.HCM đi xe buýt chỉ cần… một chạm để thanh toán
Hỗ trợ người yếu thế và các tổ chức cứu trợ vật nuôi
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Cụ ông 82 tuổi suýt hỏng cánh tay do tự tiêm canxi tại nhà
Giả danh giảng viên đại học mở khóa học online lừa đảo hơn 1 tỷ đồng
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Sôi nổi các hoạt động tại Ngày hội thiếu nhi bảo vệ môi trường năm 2024
Xem thêm