Thứ sáu, 25/10/2024 16:00     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 24/07/2023 05:30

17 lần mắc bệnh hiểm nghèo vẫn sống thọ 111 tuổi nhờ những món ăn quen thuộc với người Việt

Từng 17 lần mắc bệnh hiểm nghèo nhưng người đàn ông này vẫn sống thọ 111 tuổi nhờ việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng lối sống lành mạnh.

Giáo sư Trịnh Khiết được mệnh danh là “Cha đẻ của ngành dinh dưỡng Trung Quốc”. Ông là người đã sáng lập ngành nghiên cứu sinh hóa về lão hóa và dinh dưỡng của quốc gia tỷ dân. Giáo sư Trịnh Khiết từng là người sống lâu nhất tại thành phố Nam Kinh (Trung Quốc) khi đạt tới độ tuổi 111. Thậm chí ông vẫn minh mẫn viết và xuất bản sách chia sẻ bí quyết sống thọ cũng như cách chăm sóc sức khỏe khi đã 108 tuổi.

053909cbb01249969c4c6395d26e4243-1689950809327-16899508103931939282975-1689954666287-168995466798834

Giáo sư Trịnh Khiết sống thọ 111 tuổi nhờ chế độ dinh dưỡng hợp lý và lối sống lành mạnh.

Dù sống thọ 111 tuổi nhưng trong quá khứ ông là người vô cùng ốm yếu. 14 tuổi ông bị chẩn đoán bị lao phổi nặng phải nghỉ học vài năm. Ông cũng từng 17 lần mắc bệnh hiểm nghèo, đến năm 60 tuổi phải mổ 3 lần. Vậy nên giáo sư Trịnh rất ý thức về việc tự chăm sóc bản thân, rèn luyện sức khỏe cũng như luôn giữ một tinh thần lạc quan.

Chế độ ăn no 80%

Là một chuyên gia dinh dưỡng, ông Trịnh rất coi trọng việc ăn uống. Giáo sư này ăn theo nguyên tắc 4 “ít”: ít mỡ động vật, ít calo, ít muối và ít đường. Ông không kiêng khem gì đặc biệt nhưng hạn chế đồ chiên rán, đồ ngâm chua, không quá nhiều gia vị cay, mặn, ngọt. Thay vào đó, ông ăn nhiều rau tươi và dùng dầu thực vật để nấu nướng.

Theo ông, chỉ cần ăn no 80 hoặc 90% là đủ, không ăn quá nhanh, nhai chậm giúp hệ tiêu hóa được khỏe mạnh.

Buổi sáng, chuyên gia này luôn duy trì thói quen uống một ly nước mật ong ấm khi ngủ dậy, sau đó ăn bánh mì với sữa đậu nành hoặc trứng luộc với một ít bột yến mạch. Thực đơn bữa trưa đơn giản gồm một phần thịt, 2 phần rau theo mùa và tinh bột như cơm, khoai lang, cháo. Bữa tối ông ăn thức ăn dễ tiêu hóa như súp, cháo hoặc bánh bao hấp.

Giáo sư Trịnh Khiết cho biết ông ăn 2 quả chuối mỗi ngày để thúc đẩy nhu động ruột và giảm táo bón cùng nhiều loại hoa quả khác. Bên cạnh đó, giáo sư Trịnh có thói quen ăn sô cô la đen vì thực phẩm này có tác dụng chống oxy hóa, điều hòa tâm trạng và ổn định cảm xúc. Giáo sư này khẳng định chế độ ăn khoa học sẽ ngăn ngừa lão hóa một cách hiệu quả và là chìa khóa giúp ông sống thọ 111 tuổi.

Lối sống kỷ luật và tích cực

Ông Trịnh Khiết nổi tiếng với lối sống kỷ luật và lành mạnh. Mỗi sáng ông luôn thức dậy đúng 5h sáng, dành 1 tiếng đồng hồ trên giường để xoa bóp từ da đầu, mắt, tai, mũi, họng, ngực, bụng, thắt lưng, tay chân cho đến ngón chân. Việc này nhằm thư giãn cơ bắp và hoạt hóa các cơ quan nội tạng, đồng thời thúc đẩy quá trình trao đổi chất.

123

Giáo sư Trịnh Khiết luôn thức dậy đúng 5h sáng và duy trì thời gian biểu hợp lý.

Giáo sư cũng xây dựng một thời gian biểu hợp lý cho bản thân như ăn trưa lúc 12h, ngủ trưa vào 12h45 và thức dậy khoảng 3h chiều, đi ngủ lúc 9h30 - 10h tối. Ông duy trì thói quen ngủ đúng giờ - thức đúng giấc này hàng chục năm. Điều này giúp ông càng về già lại càng khỏe mạnh.

Ông Trịnh cũng đã nhiều lần nhấn mạnh rằng điều quan trọng nhất để có một cuộc sống khỏe mạnh và lâu dài là phải "cởi mở, lạc quan, ổn định về mặt cảm xúc và tràn đầy lòng nhân từ". Giáo sư này từng bán bất động sản của bản thân, quyên góp cho trường học và xã hội, thành lập quỹ học bổng để hỗ trợ học sinh nghèo.

Không ngừng học tập và lao động

Sống và học hỏi không ngừng là phương châm sống của giáo sư Trịnh Khiết. Vì vậy khi về già, giáo sư Trịnh cũng không để bản thân thả lỏng, trở nên quá nhàn rỗi mà luôn lao động và học tập phù hợp với điều kiện sức khỏe.

60 tuổi ông thiết kế sân vườn, học bơi, 70 tuổi, ông Trịnh chuyển sang ngâm thơ, nghiên cứu văn học cổ điển như thơ Đường rồi viết lách. Ông tìm hiểu những lĩnh vực như hội họa, âm nhạc, cờ vua, câu cá,... Sở thích đa dạng giúp não bộ của ông luôn trong trạng thái vận động, trí óc minh mẫn dù đã cao tuổi.

Phương Anh (Theo Toutiao)  
Suy tim độ 3 không đáng lo nếu có các cách này
Vì sao gen Z chưa già đã đau lưng, mỏi gối, tê tay?
Đứng hay ngồi tốt hơn cho sức khỏe?
Tổng hợp các phương pháp giảm axit uric hiệu quả
Tự khám tại nhà là cách đơn giản nhất để tầm soát ung thư vú
Sốc nhiệt khi hoạt động thể thao: Bác sĩ chỉ dấu hiệu nhận biết và cảnh báo nguy hiểm
Lưu ý nếu dùng thuốc sổ mũi cho trẻ khi giao mùa
Nhiều chị em e ngại khi khám sàng lọc, đến bệnh viện đã quá muộn
Ung thư vú có tỷ lệ chữa khỏi lên đến 90%, không nên đợi có triệu chứng mới đi khám
Toạ đàm: Tầm soát ung thư vú, biết sớm để chữa lành
Gia đình Việt Nam toạ đàm: 'Tầm soát ung thư vú, biết sớm để chữa lành'
Vì sao đàn ông ít khi ốm nhưng thường nặng hơn phụ nữ?
Phòng khám ĐKY học Quốc tế nâng cao chất lượng điều trị với nhiều phương pháp tiên tiến
Hiểu về hạt xơ dây thanh và cách cải thiện hiệu quả
Rộ trào lưu “bắt pen”: Bác sĩ bức xúc cảnh báo hệ lụy khó lường
Run tay khi hồi hộp, căng thẳng phải làm sao?
Mắc uốn ván nguy kịch do chủ quan vết xước đơn giản ở tay chân
Cách đưa suy thận độ 2 về bình thường của ông Ba
Đau tim, đột quỵ do... lười đánh răng
Bí quyết sạch mề đay, dịu ngay mẩn ngứa sau 4 ngày
Xem thêm