Thứ bảy, 22/03/2025 07:32     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 29/08/2021 06:30

Sỏi thận: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh

Sỏi thận là một bệnh lý đường tiết niệu xảy ra khá phổ biến nhưng gây nhiều đau đớn cho người mắc. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh sỏi thận là gì?

Sỏi thận hay còn gọi là sạn thận, bệnh xảy ra khi các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, bàng quang, niệu quản... thành những tinh thể rắn, hay gặp hơn cả là tinh thể Calci. Kích thước của sỏi có thể lên tới vài cm.

Sỏi thận được hình thành khi lượng nước tiểu giảm và nồng độ chất khoáng trong thận tăng cao. Khi có một trong hai hoặc cả hai hiện tượng trên kéo dài trong nhiều ngày sẽ có nguy cơ hình thành sỏi thận.

Đối với sỏi thận có kích thước nhỏ có thể được tống ra ngoài khi đi tiểu bình thường. Tuy nhiên, những viên sỏi lớn khi di chuyển trong thận, niệu quản, bàng quang... gây cọ xát dẫn tới tổn thương thậm chí làm tắc đường dẫn nước tiểu để lại những hậu quả rất khôn lường.

Empty

Sỏi thận là hiện tượng bệnh lý xuất hiện các chất lắng cặn trong thận (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận

Quá trình hoạt động thay vì thải nước tiểu và các chất độc hòa tan thì lắng đọng lại rồi tạo ra sỏi thận. Với nhiệm vụ giữ cân bằng nước cho cơ thể và đào thải, loại bỏ chất độc hại cho cơ thể qua đường nước tiểu.

Khi bạn bị sỏi thận nhiệm vụ này sẽ không được thực hiện hiệu quả như bình thường nữa. Căn cứ vào thời gian, độ lắng đọng, vị trí mà các viên sỏi sẽ có kích thước khá đa dạng.

Nguyên nhân gây sỏi thận có thể là do:

- Uống nước không đủ có thể khiến nước tiểu bị cô đặc, nồng độ những tinh thể bão hòa trong nước tiểu cao hơn.

- Do dị dạng bẩm sinh hay nước tiểu không thoát ra được bị tích trữ lâu tạo ra sỏi.

- Nam giới bị u xơ, phì đại tiền liệt tuyến, túi thừa ở bàng quang khiến nước tiểu đọng lại tại các khe kẽ.

- Nằm một chỗ trong khoảng thời gian dài.

- Nhiễm trùng cơ quan sinh dục tái đi tái lại.

- Chế độ dinh dưỡng không khoa học: dùng nhiều canxi, oxalate,.. Sử dụng lâu dài các loại thuốc như: thuốc lợi tiểu, acetazolamide, glucocorticoids, thiazide, vitamin D, theophyline,vitamin C...

Empty

Ảnh minh họa

Triệu chứng bệnh sỏi thận

Cơn đau xuất phát từ lưng, vùng mạn sườn dưới sau đó lan xuống vùng chậu, vùng bụng dưới. Đây là triệu chứng xảy ra do sỏi lớn di chuyển và cọ xát làm tổn thương đường tiết niệu.

- Bệnh nhân đi tiểu khó, đau buốt khi đi tiểu. Trong khi đi tiểu, sự di chuyển của nước tiểu kéo theo sỏi thận cũng gây đau cho người bệnh.

- Tiểu ra máu là dấu hiệu của tổn thương đường tiết niệu, có thể do sỏi hoặc một số nguyên nhân khác.

- Nước tiểu màu bất thường hoặc có lẫn cặn, một số trường hợp sỏi nhỏ hoặc sỏi bị vỡ sẽ được bài xuất qua nước tiểu.

- Tiểu dắt, tiểu són: thường gặp khi sỏi đã di chuyển xuống niệu quản, bàng quang làm tắc đường dẫn nước tiểu. Bệnh nhân thường đi tiểu nhiều lần với lượng nước tiểu ít.

- Buồn nôn, nôn do ảnh hưởng của sỏi đến thần kinh vùng bụng, tác động đến hệ tiêu hóa.

- Sốt, ớn lạnh là dấu hiệu của trường hợp sỏi thận gây tắc nước tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu.

Bệnh điển hình bởi những cơn đau lưng, vùng mạn sườn.

Empty

Ảnh minh họa

Cách phòng ngừa bệnh sỏi thận

Để phòng ngừa bệnh sỏi thân và có hệ bài tiết khỏe mạnh người bệnh cần thực hiện những điều sau:

- Nên uống đủ lượng nước trong 1 ngày (2-3 lít nước/ngày).

- Nước chanh là 1 sự lựa chọn tốt vì có thể giúp phòng ngừa sỏi axit uric cũng như oxalat canxi.

- Sử dụng caffeine 1 cách hợp lý.

- Hạn chế các sản phẩm làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận như soda, trà đá, dâu tây, các loại hạt...

- Thực hiện ăn nhạt, cắt giảm lượng muối.

- Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cholesterol.

- Duy trì khối lượng cơ thể hợp lý.

Bệnh sỏi thận có diễn biến âm thầm, người mắc bệnh sỏi thận có thể không nhận ra cho tới khi đi khám.. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời rất có thể sẽ dẫn tới biến chứng suy thận. Do vậy việc cung cấp cá kiến thức về bệnh sỏi thận để sớm nhận biết cũng như phòng ngừa là điều quan trọng.

-> Biết sớm 8 dấu hiệu này bệnh sỏi thận không còn đáng lo

Xem thêm: Thực phẩm tốt cho người bị bệnh tim

Hoàng Ly (T/H)  
Vingroup tài trợ 1.000 tỷ đồng cho “đề án cấp cứu ngoại viện cấp quốc gia”
Vinmec là hệ thống y tế số 1 Việt Nam dành cho người nước ngoài
Bị bạn học đẩy ngã, bé trai 8 tuổi bất ngờ phát hiện bệnh phổi hiếm gặp
Bộ Y tế đưa 5 khuyến cáo phòng bệnh sởi lan nhanh
33 tuổi phát hiện u xương từ triệu chứng đau ai cũng từng gặp
3 giờ phẫu thuật lấy khối u buồng trứng nặng 15kg cho nữ bệnh nhân
Nhiễm trùng nguy kịch sau 1 tuần tự đắp lá cây trị vết thương tại nhà
Nam học sinh bị chìa khóa xuyên sọ não 3cm
Sụt 10kg trong vòng 5 tháng, biết sự thật ai cũng ngớ người
Đứt gân, nhiễm trùng cổ tay sau 4 mũi tiêm khớp của 'thần y'
Nhập viện do đắp thuốc nam chữa u tuyến giáp
Bé trai 11 tuổi mắc bệnh ác tính hiếm gặp
Cựu bác sĩ Đội tuyển Việt Nam chỉ 6 chấn thương thường gặp  khi chơi bóng và cách hồi phục
Khuyên lưỡi rơi vào dạ dày khi ăn cơm
Người đàn ông chấn thương sọ não biến chứng được cứu sống thần kỳ
Đau xương khớp khi trời lạnh, bác sĩ nói gì?
Nhiễm trùng nghiêm trọng từ vết xước nhỏ trên má
Nữ bác sĩ bỏ tiền túi làm xét nghiệm cho bệnh nhân
Thành lập Trung tâm Chăm sóc khách hàng Danka Việt Nam
Mắc giun đũa từ chó nuôi trong nhà
Xem thêm