Chủ nhật, 13/10/2024 12:18     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 15/05/2023 05:30

Sinh viên Hà Nội vật vã trong "chảo lửa" đầu hè

Đang sống trong những ngày mát mẻ bất ngờ nhưng sinh viên Hà Nội vẫn chưa hết ám ảnh bởi cái nóng như chảo lửa của những ngày trước đó khi thủ đô đón đợt nắng nóng đầu tiên của mùa hè năm nay.

Những ngày đầu tháng 5, Hà Nội nắng nóng với mức nhiệt kinh hoàng lên đến hơn 40 độ C. Người người nhà nhà than trời kêu đất, sinh viên vật vã "trăm phương nghìn kế" đối phó trận nắng nóng đầu hè.

img-0646-1496415192393

Nắng nóng kéo dài khiến nhiều sinh viên lo lắng (Ảnh minh họa)

Ám ảnh khi về phòng trọ

Dưới cái nắng gay gắt của mùa hè, phòng trọ nhỏ không còn là nơi lý tưởng để trở về nghỉ ngơi sau những giờ học, giờ làm mệt mỏi của các bạn sinh viên. Bởi lẽ, điều kiện kinh tế còn phụ thuộc nên việc thuê được phòng trọ thoáng mát, rộng rãi, đầy đủ tiện nghi là điều “xa xỉ” với nhiều bạn trẻ.

Trở về căn phòng nhỏ sau ngày dài học tập, Hoàng Anh Tú - sinh viên năm hai Đại học Văn Hoá Hà Nội chia sẻ, trời nắng nóng khiến cho phòng trọ nóng bức, ngột ngạt gây cảm giác uể oải khiến bạn khiếp sợ khi… về phòng.

“Mình thuê trọ ở Khâm Thiên, ở một mình nên phòng cũng nhỏ chỉ tầm 10m2 và không có điều hoà. Phòng mình thuê ở tầng 5 nên hứng trọn cái nắng từ sáng sớm đến chiều muộn khiến căn phòng không khác gì một chảo lửa. Ngồi trước quạt mà như ngồi trước lò sưởi, mồ hôi vã ra như tắm”, Tú nói.

Empty

Căn phòng nhỏ của Anh Tú (Ảnh: Nguyệt Hà)

Hoài Thu - sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền ở cùng 3 người bạn trong căn phòng nhỏ hẹp tại quận Cầu Giấy chia sẻ, căn phòng của các bạn rộng 15m2, nằm trên tầng cao và có rất nhiều đồ đạc, chỉ đủ chỗ 4 người nằm. Phòng không có điều hòa nên mùa nóng như “chiếc lò bắt quái”, trở thành cực hình với Thu và các bạn cùng phòng.

“Vì chưa có điều kiện nên chúng mình không thể lắp điều hòa, hơn nữa điện ở đây là 4000 đồng/1 số nên chỉ bật quạt và một số thiết bị khác mà tiền điện tháng đầu hè đã tăng lên đáng kể, dùng thêm điều hòa sợ cả phòng không thể chi trả được”, Thu chia sẻ.

Với những bạn sinh viên có điều kiện thuê trọ ở những căn phòng có điều hoà thì việc tiền điện tăng chóng mặt khi phải trả theo giá điện kinh doanh cũng khiến các bạn gánh nỗi lo thường trực.

Hoàng Huy - sinh viên năm 3 của đại học Điện Lực Hà Nội cho biết: “Tuy là phòng có điều hoà nhưng những lúc có 2 người ở phòng trở lên mới dám bật, mà cũng chỉ dám bật một lúc rồi tắt vì tiền điện lên tới 4000 đồng/1 số điện”.

Empty

Anh Tú chỉ dám về phòng vào buổi tối khi nhiệt độ phòng trọ đã "hạ hỏa" (Ảnh: Nguyệt Hà)

Trăm phương nghìn kế chống nóng của sinh viên

Nắng nóng kinh hoàng thì ai cũng thấu nhưng chỉ ngồi đó kêu than cũng không giải quyết được gì, "cái khó ló cái khôn" nên nhiều bạn trẻ đã nghĩ ra cách hay đối phó thời tiết.

Để sống chung với mùa hè Hà Nội, các bạn sinh viên đã nghĩ ra đủ cách như làm ướt sàn để nằm cho mát, làm điều hoà tự chế bằng quạt và chậu đá, đắp khăn ướt vào người để ngủ,..... Một vài bạn chọn cách “cắm trại” ở những cửa hàng tiện lợi, quán cà phê hoặc các trung tâm thương mại.

Hoài Thu cho biết, thông thường vào mùa nóng, Thu và bạn cùng phòng sẽ tìm đến thư viện trường vì ở đó có điều hòa.

“Thư viện cho sinh viên của trường vào miễn phí, nhưng sáng chỉ mở đến hơn 11 giờ còn tối sẽ đóng cửa trước 21 giờ. Nếu các cửa hàng tiện lợi còn chỗ thì chúng em sẽ ra đó ngồi học tiếp hoặc ra từ sớm để ‘cắm trại’ ở đó,” Thu nói.

Theo lời Thu, các cửa hàng tiện lợi luôn thu hút sinh viên vào mùa hè bởi ngoài mục đích mua sắm còn là nơi trú nóng miễn phí. Chỉ cần bỏ ra một khoản tiền nhỏ để mua một chai nước hay gói đồ ăn vặt là họ có thể ngồi tại chỗ để ăn, uống, sử dụng điều hòa và wifi miễn phí cả ngày. Cũng vì lẽ đó các cửa hàng tiện lợi chính là "thiên đường" lý tưởng để ôn thi, thậm chí chợp mắt một lúc giữa những ngày học tập vất vả.

“Cái khó ló cái khôn”, những lúc cấp bách đối phó cái nóng một số bạn sinh viên đã nghĩ ra cách tự chế ra những chiếc “quạt điều hoà” để xua tan không khí nóng bức trong căn phòng nhỏ của mình.

Empty

Sinh viên tìm đủ cách khắc phục, chật vật ôn thi giữa thời điểm nắng nóng gay gắt (Ảnh: Minh Anh)

Thậm chí khi quạt tự chế không mấy hiệu quả thì sinh viên sẵn sàng ngâm cơ thể vào nước lạnh để hạ nhiệt khi trời quá nóng. Đây cũng là một cách khá sáng tạo và hiệu quả, bất ngờ là cách này còn rất chuẩn khoa học.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, năm nay nắng nóng sẽ kéo dài. Đáng chú ý, hiện tượng El Nino khả năng sẽ xuất hiện vào cuối tháng 5, đầu tháng 6/2023 với xác suất khoảng 70 - 80% và có thể kéo dài sang đầu năm 2024. Thông tin này thực sự đã tạo nên những ám ảnh, lo lắng với những người thuê trọ trong các dãy nhà nhỏ lợp ngói cũng như đối với sinh viên.

-> Thắt chặt hầu bao "nuôi" điều hòa

Nguyệt Hà  
Nữ doanh nhân cầm cố nhà mua xe, mở sáng kiến 'Chuyến xe 0 đồng' đưa sinh viên ra Hà Nội
Nữ nhà văn Châu Á đầu tiên giành giải Nobel Văn học
Huyện đảo Vân Đồn bàn giao 5.500 ha khu vực biển nuôi trồng thủy sản cho người dân
Thành phố 600 năm không mưa, nơi sinh sống của 8 triệu dân
Độc đáo những ngôi nhà kiến trúc Pháp ở thành phố mỏ Quảng Ninh
Hải Phòng trao 150 triệu đồng hỗ trợ cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin thiệt hại do bão số 3
Trao tặng 133 điện thoại 4G cho người dân huyện biên giới Quảng Ninh
Nữ sinh sư phạm tự lo cuộc sống giữa thủ đô nhờ công việc gia sư
“Thủ phủ livestream” hoang tàn, giờ hóa “thị trấn ma”
Hoang sơ vẻ đẹp trẻ vùng cao
2 chủ nhân Giải thưởng VinFuture nhận giải Nobel Hóa học 2024
Phụ san panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ nhận Giải thưởng đổi mới và phát triển báo in bền vững tại Áo
Vì sao cáo thị xưa chỉ vẽ phác hoạ nhưng tội phạm khó trốn thoát?
Nữ sinh đại học Hà Nội tiết kiệm tiền triệu mỗi tháng nhờ nấu ăn hàng ngày
Bé gái mầm non 5 tuổi đánh 6 bạn cùng lớp bầm tím người
'Nữ hoàng xổ số' trúng thưởng 500 lần một năm
Khóa bác sĩ nội trú đầu tiên của VinUni chính thức tốt nghiệp
Ho khan suốt 1 tháng, bất ngờ phát hiện mắc 2 bệnh ung thư hiếm gặp
Con 5 tuổi tăng động không biết nói, xét nghiệm phát hiện nguyên nhân không ngờ
Bé gái 9 tháng tuổi mắc chứng dị tật phổi hiếm gặp
Xem thêm