Sau sinh ăn bánh chưng có được không?
Kiêng cữ một cách khoa học, hợp lý sẽ giúp các mẹ mới sinh an toàn, khỏe mạnh. Vậy sau sinh ăn bánh chưng có được không?
Ăn bánh chưng sau sinh có tốt không?
Do lo lắng là ăn bánh chưng sau khi sinh có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé nên nhiều chị em sau khi sinh em bé đã từ bỏ sở thích của mình. Vậy thực sự chị em sau khi sinh có nên ăn bánh chưng không?. Theo quan điểm hiện đại, sau sinh phụ nữ nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, không nhất thiết phải "gắn bó" với "rau ngót, thịt nạc".
Đối với phụ nữ có thai và mới sinh (sinh thường), bánh chưng là món thực phẩm giàu dinh dưỡng nên có thể ăn được, tuy nhiên không nên ăn nhiều. Trong một bữa ăn, chị em nên cố gắng ăn nhiều rau quả để bổ sung chất xơ và vitamin.
Các nguyên liệu làm bánh chưng ăn nhiều đều dễ dẫn đến đầy hơi, khó tiêu. (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, chị em cũng cần chú ý đến các loại thực phẩm ăn kèm bánh chưng, hạn chế ăn bánh chưng với các loại dưa muối lên men hoặc món mặn, có thể gây rối loạn tiêu hóa cho bạn khi lượng đạm trong thức ăn quá nhiều.
Ngoài ra, chị em cũng cần chú ý tới thời gian bảo quản bánh chưng. Tùy điều kiện thời tiết và bảo quản, bánh chưng có thể để được lâu hơn nhưng thường sau 3 ngày bánh sẽ bắt đầu bị chua hoặc mốc, lúc này mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn. Thời gian lý tưởng để ăn bánh chưng là trong khoảng 3 ngày sau khi làm bánh.
Chị em sinh mổ có được ăn bánh chưng không?
Bánh chưng cũng là một loại thực phẩm được làm từ nếp cho nên với những chị em sinh mổ nên kiêng ăn bánh chưng cho đến khi vết khâu liền và khô. Nếp thường sẽ làm cho các vết thương mưng mủ và để lại sẹo lồi vì thế nên kiêng ăn bánh chưng khi đẻ mổ xong.