Thứ năm, 16/05/2024 19:00
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 08/11/2019 15:34

Sai lầm của cha mẹ khiến con bỏ lỡ “giai đoạn vàng” phát triển chiều cao

Con chậm phát triển chiều cao nhưng thay vì đưa đi khám, nhiều cha mẹ tự ý cho con uống thuốc bổ, thực phẩm chức năng... Việc này vô tình khiến con bỏ lỡ “giai đoạn vàng” để có thể can thiệp điều trị kịp thời để đạt chiều cao tối đa.

Phóng viên đã có cuộc trò chuyện với PGS TS BS Huỳnh Thoại Loan - Phòng khám chuyên sâu về nội tiết Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park (TP HCM) để hiểu đầy đủ hơn về vấn đề này.

1

PGS TS BS Huỳnh Thoại Loan, Trưởng khoa Nhi - Sơ sinh, bệnh viện ĐKQT Vinmec Central Park

Xin PGS chia sẻ các dấu hiệu trẻ chậm phát triển chiều cao bao gồm những gì?

PGS TS BS Huỳnh Thoại Loan: Thông thường, trẻ sơ sinh khi chào đời có chiều cao từ 48 - 52cm.

- Năm đầu tiên, chiều cao trẻ sơ sinh tăng khoảng 20 - 25cm;

- Năm thứ hai tăng 12cm;

- Năm thứ ba cao thêm 10cm; các năm tiếp theo tăng 7cm;

- Từ 4- 11 tuổi, trẻ tăng thêm khoảng 6cm mỗi năm;

- Đến tuổi dậy thì, bé trai tăng từ 6,5 - 11cm và bé gái tăng 6 - 10cm mỗi năm.

Trường hợp trẻ không đạt được các mốc tăng trưởng về chiều cao nêu trên được gọi là chậm tăng trưởng chiều cao.

Có thể nhận biết rất rõ trẻ chậm tăng trưởng thông qua các dấu hiệu bên ngoài như trẻ thấp lùn hơn so với các bạn cùng trang lứa. Ở tuổi dậy thì, bé trai có thể không vỡ giọng, bé gái không hoặc chậm phát triển ngực… Những điều này khiến trẻ tự ti về bản thân, ảnh hưởng rất lớn đến thể chất khi trưởng thành.

Các dấu hiệu trẻ chậm phát triển chiều cao đều rất dễ nhận ra, tuy nhiên không phải cha mẹ nào cũng nhận thức được việc phải can thiệp điều trị kịp thời cho trẻ. Theo PGS việc này có nguyên nhân do đâu?

Có 3 giai đoạn vàng phát triển của trẻ là Giai đoạn bào thai; Giai đoạn 0 - 3 tuổi và Giai đoạn tuổi dậy thì.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ không được tận dụng “thời gian vàng” này để cải thiện chiều cao. Hầu hết khi con thấp còi, cha mẹ chỉ nghĩ đến đi khám dinh dưỡng. Thậm chí nhiều phụ huynh tự ý bổ sung thuốc tăng chiều cao mà không có chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, nhiều cha mẹ quan niệm con chậm phát triển do những yếu tố như di truyền, bệnh nội khoa… nên không đưa trẻ đi khám và can thiệp điều trị.

Việc điều trị đúng thời điểm là vô cùng quan trọng với trẻ chậm phát triển chiều cao. Bởi nếu qua “giai đoạn vàng” phát triển (từ 4 - 13 tuổi), các sụn xương của trẻ sẽ đóng lại, việc điều trị hormone tăng trưởng sẽ không còn tác dụng. Vì vậy nếu trẻ có chiều cao khiêm tốn, không bị suy dinh dưỡng, không bị bệnh lý, thì cha mẹ nên đưa trẻ đến khám với bác sĩ Nội tiết để được điều trị các nguyên nhân nội tiết, đặc biệt là bổ sung hormone nội tiết để phát triển chiều cao cho trẻ.

“Giai đoạn vàng” điều trị hormone sẽ cải thiện tới 12cm/năm

Vậy có những cách gì để cải thiện chiều cao cho trẻ chậm phát triển, thưa PGS?

Để cải thiện chiều cao cho trẻ, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp như:

- Chú ý đến các giai đoạn vàng phát triển của trẻ (Giai đoạn bào thai; Giai đoạn 0 - 3 tuổi và Giai đoạn tuổi dậy thì);

- Luyện tập thể thao thường xuyên vì lối sống ít vận động sẽ ức chế sự phát triển của sụn xương, cơ, xương, từ đó làm giảm sự phát triển chiều cao.

- Bổ sung chế độ dinh dưỡng cân bằng theo tháp dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến 32% sự phát triển chiều cao của trẻ.

Với trẻ chậm phát triển do thiếu hormone tăng trưởng sẽ được điều trị bằng hormone tăng trưởng. Hiệu quả đáp ứng điều trị bằng hormone tăng trưởng trung bình trong năm đầu tiên thường đạt từ 8 - 12cm/năm. Tại Phòng khám Nội tiết Nhi - Bệnh viện Vinmec Central Park (TP HCM), các trường hợp điều trị bằng hormone tăng trưởng cho thấy 80% trẻ tăng được 1cm/tháng và 12cm/năm trong năm đầu tiên.

2

80% trẻ tăng tới 12cm/năm trong năm đầu tiên khi điều trị tại Phòng khám Nội tiết Nhi - Bệnh viện Vinmec Central Park

Việc điều trị chậm phát triển chiều cao bằng hormone có thể cải thiện đáng kể chiều cao cho trẻ. Tuy nhiên nhiều phụ huynh lo lắng phương pháp này ảnh hưởng đến sức khỏe, nội tiết, sự phát triển sau này của trẻ có đúng không, thưa PGS?

Hormone tăng trưởng có tên là Growth hormone (gọi tắt là hormone GH). Hormone này do thùy trước tuyến yên tiết ra. Quá trình sản xuất hormone tăng trưởng GH được cơ thể tự điều hòa theo nhịp sinh học, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cơ thể.

Khi tiêm hormone tăng trưởng theo đúng chỉ định, địa điểm uy tín trẻ sẽ được cải thiện chiều cao. Trường hợp trẻ thấp lùn nhưng không do nguyên nhân thiếu hormone tăng trưởng thì việc sử dụng hGH có thể không mang lại hiệu quả.

Thời điểm tối ưu để điều trị hormone tăng trưởng cho trẻ là từ 4 - 13 tuổi và kết thúc khi tuổi xương được 14 - 15 tuổi (Bé gái) và 15 - 16 tuổi (Bé trai).

Ngoài việc điều trị cho trẻ có chiều cao khiêm tốn do thiếu hormone tăng trưởng, phương pháp điều trị hormone tăng trưởng còn được chỉ định trong các trường hợp: Trẻ sinh ra nhỏ hơn so với tuổi thai; Hội chứng Turner…

Việt Nam hiện nằm trong top 10 nước có chiều cao thấp nhất thế giới. Vậy đâu là điều khó khăn nhất trong quá trình cải thiện tăng trưởng chiều cao cho trẻ em Việt Nam?

Thực tế thì trẻ em Việt Nam đang được nuôi dưỡng không hợp lý. Canxi là chất cần thiết để tái tạo chiều cao chỉ đạt 60% nhu cầu. Ngoài ra, dinh dưỡng thai kỳ và giai đoạn 0 - 3 tuổi của trẻ chưa được quan tâm đúng mức. Đa số phụ huynh chưa hiểu biết hoặc không hiểu biết về chậm phát triển của trẻ, bỏ lỡ cơ hội vàng để có thể cho con một chiều cao tối ưu.

Mặt khác hiện trong cả nước chỉ có các thành phố lớn mới có các bệnh viện, Trung tâm chuyên ngành Nội tiết Nhi. Rất hiếm các bệnh viện tuyến tỉnh hoặc khu vực có đơn vị Nội tiết Nhi. Đây là điều thiệt thòi với trẻ, bởi đa số trẻ thấp còi, chậm phát triển lại ở các vùng miền, nông thôn.

Phòng khám chuyên sâu về Nội tiết Nhi - Bệnh viện ĐKQT Vinmec Central Park (TP HCM) được xây dựng với mục tiêu giải quyết các vấn đề về tăng trưởng chiều cao và phát triển giới tính dậy thì cho trẻ. Với trang thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, phòng khám sẽ là địa chỉ tin cậy cho phụ huynh có nhu cầu khám chữa bệnh liên quan đến nội tiết cho con.

PGS TS BS Huỳnh Thoại Loan - Phụ trách Phòng khám - là một trong những chuyên gia hàng đầu về Nhi - Sơ sinh tại TP Hồ Chí Minh với gần 30 năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh nội tiết nhi, thận nhi khoa và các vấn đề Nhi - Sơ sinh khác.

Hotline liên hệ: 028 3622 1166

PV  
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
Gợi ý 10 set đồ đi du lịch trẻ trung, nổi bật của mỹ nhân Việt
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều muối?
Cẩn trọng đột quỵ - căn bệnh nguy hiểm ai cũng dễ mắc
Lợi ích 'vàng' của BHA trong chu trình chăm sóc da
4 lý do đàn ông lười “yêu”
Những mẹo làm đẹp dân gian tuyệt đối không nên thử
Những rủi ro “khôn lường” khi ăn hàu sống
Loại lá quốc dân này chính là 'kem chống nắng tự nhiên'
Công dụng chữa “bách bệnh” của rau diếp cá
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bổ sung quá nhiều chất xơ mỗi ngày?
Hè nắng nóng, đừng bỏ qua món ăn từ mướp đắng vừa bổ dưỡng, vừa thanh nhiệt
Bị lạc nội mạc tử cung nên và không nên ăn gì?
Xem thêm