Thứ bảy, 27/04/2024 15:16
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 03/11/2021 08:14

Rượu bia ảnh hưởng đến gan như thế nào?

Các chuyên gia khuyến cáo, việc uống rượu bia quá nhiều và thường xuyên sẽ khiến gan làm việc quá tải, phát sinh nhiều bệnh tật nguy hiểm đến tính mạng.

Ai cũng hiểu rượu, bia đã và đang mang đến nhiều điều hệ quả xấu cho sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên, trong thực tế, việc lạm dụng rượu, bia vẫn đang phổ biến ở mức báo động.

Theo các chuyên gia, rượu bia đang là nguyên nhân gây ra bệnh tật hàng đầu ở Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung. Khoảng 30% bệnh tật có liên quan trực tiếp đến bia rượu như: xơ gan, loạn thần, viêm đa thần kinh, bệnh lý cơ tim, viêm dạ dày, các biến chứng trước sinh, đái tháo đường, bệnh truyền nhiễm...

Tổng cộng có khoảng 200 loại bệnh tật và chấn thương được ghi nhận tại các bệnh viện là do rượu bia gây ra. Trong đó, gan là một trong số bộ phận trên cơ thể bị ảnh hưởng nặng nề nhất do rượu gây ra.

Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2020 được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, lượng tiêu thụ rượu bia tăng trong năm 2020, từ 0,9 lít/người/tháng năm 2018 lên 1,3 lít/người/tháng năm 2020.

Đáng chú ý, mức tiêu thụ rượu bia ở nhóm hộ gia đình khá giả cũng tăng so với trước. Cụ thể, trong năm 2020, nhóm hộ gia đình khá giả nhất tiêu thụ rượu bia bình quân 2,4 lít/người/tháng, còn nhóm hộ nghèo tiêu thụ khoảng 1,3 lít/người/tháng.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ nam giới uống rượu, bia cao nhất thế giới và tỷ lệ uống rượu, bia ngày càng gia tăng.

Empty

Việc lạm dụng rượu bia đang ở mức báo động (Ảnh minh họa)

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tác hại của rượu, bia chính là do chất cồn ethanol gây ra. Bia, rượu vang, rượu mạnh là những đồ uống có chứa cồn ethanol ở những nồng độ khác nhau như bia có khoảng 5% cồn, rượu vang khoảng 9-16% cồn và rượu mạnh có thể lên 40-45% cồn.

Trong khi đó, khoảng 5 -10% rượu, bia được bài tiết qua phổi, thận và da; còn lại 90%-95% được chuyển đến gan để “xử lý”. Vì vậy, gan là nơi tập trung nồng độ cồn cao nhất.

Tế bào gan có hệ thống men (enzyme) chuyển hóa cồn, biến đổi cồn qua một chuỗi phản ứng hóa học để cuối cùng cho ra CO2và nước, thải ra ngoài qua nước tiểu và phổi. Song khả năng của gan chỉ có hạn, nó chỉ có thể xử lý được một lượng cồn nhất định mỗi giờ.

Nếu uống rượu bia quá mức, nồng độ cồn sẽ tăng dần trong máu, những tác hại như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan là 3 căn bệnh do cồn gây ra có thể xảy ra cùng một lúc, hoặc diễn tiến từ từ theo thời gian.

Cồn trong rượu, bia có tác dụng sinh năng lượng nhưng đó là “năng lượng rỗng”, không có giá trị dinh dưỡng cho cơ thể cũng như cho gan. Do đó, tác dụng của bia, rượu có hại cho sức khỏe nhiều hơn là có lợi.

Theo các chuyên gia, rượu bia là nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương gan. Ngay cả khi sử dụng rượu, bia với liều nhỏ và từ từ, chất cồn đã gây độc mạn tính ảnh hưởng đến gan.

Uống rượu bia nhiều gây ra bệnh gan nhiễm mỡ, làm suy giảm chức năng gan, dần dần hình thành xơ gan hoặc viêm gan. Khi gan bị tổn thương đến mức không thể phục hồi được là lúc cơ thể gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe, có thể nguy hiểm tới mạng sống.

Hiện nay, tỷ lệ mắc các bệnh lý về gan mật ở Việt Nam có xu hướng ngày càng gia tăng, nhất là trước vấn nạn lạm dụng rượu bia.

Cụ thể, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào năm 2019, Việt Nam có khoảng 7,8 triệu người mắc viêm gan B mạn tính, hơn 13.000 người bị xơ gan mất bù, gần 6.000 người bị ung thư tế bào gan và hơn 6.400 người tử vong do bệnh gan gây nên.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, khoảng 33,5% dân số Việt Nam sử dụng bia rượu và 10% nam giới 50-69 tuổi tử vong do ung thư gan vì bia rượu, cao gấp 3 lần mức trung bình toàn cầu.

Empty

Rượu bia là nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng xấu đến gan (Ảnh minh họa)

Có thể thấy, rượu bia gây nhiều tác hại cho gan từ gan nhiễm mỡ đến viêm gan, xơ gan và ung thư gan. Diễn tiến của bệnh kéo dài nhiều năm, giai đoạn đầu thì không có triệu chứng rõ ràng nên bệnh nhân không để ý, cho đến khi bệnh có những dấu hiệu rõ ràng như vàng da, vàng mắt, bụng to, chân phù, chảy máu… thì bệnh đã ở giai đoạn trễ, làm hạn chế hiệu quả điều trị. Do vậy, những người thường hay uống rượu bia cần phải theo dõi sức khỏe định kỳ để được chẩn đoán và điều trị sớm các tổn thương ở gan.

Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa các tổn thương ở gan do rượu, bia gây ra thì việc từ bỏ rượu bia được coi là cách tốt nhất và quan trọng hàng đầu.

Thúy Ngà  
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Mắc Covid-19 liên tục trong 613 ngày
Cô đơn làm tăng 50% nguy cơ mất trí nhớ
Bị ù tai, vo ve trong tai: Điều trị bằng cách nào?
Bất thường ở tim có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt
Tăng 10% nguy cơ đột quỵ do thói quen khi ngủ
Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu
Bệnh viện không được từ chối, chậm trễ cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Chuyên gia Meijibio chia sẻ bí quyết sống lâu khoẻ mạnh
“Đu trend” pha mắm tôm vào trà sữa: Thú vui đánh đổi nguy cơ ngộ độc
Dấu hiệu u xơ tử cung thường gặp là gì?
Xem thêm