Thứ tư, 16/04/2025 02:21     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 18/01/2024 06:00

Quan lại ngày xưa được thưởng Tết như thế nào?

Thưởng Tết là đề tài được quan tâm nhất dịp cuối năm. Nhưng ít ai biết việc làm này đã có từ thời xa xưa trong giới quan lại triều đình.

Tiền thưởng cuối năm hay tiền thưởng Tết trở thành khoản tiền được nhiều người trông ngóng mỗi dịp Tết đến xuân về. Thưởng Tết được xem như động lực giúp người lao động trong mọi lĩnh vực gắn bó với công việc, đảm bảo cái Tết ấm no, sung túc.

Những năm gần đây, câu chuyện thưởng Tết độc lạ như thưởng siêu xe, nhà ở, vé số,... đã không còn xa lạ, đặc biệt là ở Trung Quốc. Tuy nhiên, việc thưởng cuối năm không chỉ thời hiện đại mới có mà từ hàng nghìn năm trước, quan lại Trung Quốc đã được món tiền này.

Tiền thưởng Tết bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc thời cổ đại và được gọi tên chính thức từ triều đại Đông Hán (25 - 220) là “Lạp Tứ”. Theo đó, cứ vào tháng 12 âm lịch, hoàng đế sẽ tặng một phong bao lì xì lớn màu đỏ, bên trong có 20 vạn tiền đồng - tương đương với khoảng 100.000 NDT (khoảng 344 triệu đồng) theo tỷ giá hối đoái ngày nay, cho các tướng lĩnh và quan đại thần.

Số tiền thưởng Tết của các quan đại thần và tướng lĩnh trong triều thậm chí lớn hơn tổng 12 tháng lương làm việc vất vả của họ.

photo-1-1617204354105273786378

Ảnh minh họa.

Lý luận về thưởng Tết đã có từ lâu trong lịch sử Trung Quốc. Thương Ưởng - nhà chính trị nổi tiếng của nước Tần thời Chiến Quốc từng nói: “Thưởng Tết quy định minh bạch làm việc tự nhiên thành công”. Tuy nhiên, nói đến mặt tham nhũng của thưởng Tết, Thương Ưởng còn có câu: “Luật pháp minh bạch sẽ trừng phạt kẻ phạm tội”.

Không phải quan lại nào cũng nhận được số tiền thưởng Tết như nhau. Thời xưa ở Trung Quốc, tiền thưởng Tết lớn hay nhỏ phụ thuộc chặt chẽ vào cấp bậc, chức vụ của quan.

Quan lại cấp bậc cao trong triều đình có thể nhận được phong bao lì xì đỏ với số tiền thưởng lớn, nhưng quan lại cấp dưới hay ở cấp địa phương thường chỉ nhận được số tiền rất ít ỏi, thậm chí không có.

Trước tình hình đó, các quan lại cấp địa phương phải tự xoay xở đủ “chiêu trò” để có tiền thưởng Tết, chăm lo cho Tết của gia đình.

Thời nhà Tần (221 - 206 TCN), nhà Hán (202 TCN - 9), quan lại cấp địa phương có khi phải bán "phế liệu" để lấy tiền làm tiền thưởng Tết. Vào thời điểm đó, công văn từ triều đình gửi xuống các địa phương được viết trên thẻ tre, thường được niêm phong và đựng trong bao làm bằng vải lanh hoặc lụa.

Khi chỉ dụ đến tay người nhận ở các địa phương, túi lụa trở thành vật dư thừa và được coi là “phế liệu”. Rất nhiều túi lụa trong số đó được tích lũy suốt một năm, cuối năm sẽ đem ra chợ bán. Sau đó, số tiền đổi lại sẽ được dùng để làm tiền thưởng cuối năm cho quan địa phương.

photo1617105387896-1617105388150599825778

Ảnh minh họa.

Vào thời nhà Đường (618 - 907) và nhà Tống (960 - 1279), tiền thưởng Tết của các quan lại cấp địa phương phụ thuộc vào việc "cho vay nặng lãi". Vào thời đại này, hàng năm, triều đình sẽ cấp cho địa phương một số vốn nhất định. Số vốn này được quan lại đem ra ngoài cho những người dân có nhu cầu vay với lãi suất nhất định.

Một phần lãi nhỏ từ việc cho vay sẽ được giao lại cho triều đình, phần còn lại chuyển cho quan lại địa phương làm ngân sách hoạt động. Đây chính là nguồn thưởng cuối năm cho các quan lại địa phương.

Thời nhà Minh (1368 - 1644) và nhà Thanh (1644 - 1912), triều đình không chủ trương phát thưởng trước mỗi dịp năm mới nhưng quan lại mỗi người có phương pháp riêng để “đút túi” những khoản tiền không hề nhỏ. Quan lại địa phương trực tiếp bóc lột dân chúng, trong khi đó, quan lại ở kinh thành thì cướp bóc quan lại địa phương.

Trước mỗi dịp Tết đến, quan địa phương sẽ gửi tiền tới quan kinh thành dưới danh nghĩa biếu tiền mua than sưởi ấm. Hành vi này thậm chí còn được đặt cái tên mỹ miều là “Than Kinh”.

--> Chi 27 tỷ đồng mua 16 xe BMW thưởng Tết cho nhân viên

Phương Anh (Theo Sohu)  
Nghệ An còn bao nhiêu xã sau tinh gọn?
Quảng Ninh: Xử phạt, tạm dừng hoạt động Công ty TNHH Chế biến thực phẩm sạch Trung Hiếu
11 ngành nghề AI dù phát triển vẫn khó lòng “xóa sổ”
Bộ Y tế đề nghị tăng cường công tác bảo vệ, phòng chống xâm hại trẻ em
4 loại trà đắt nhất thế giới, giá gần 5 triệu đồng mỗi tách
Cơ hội trải nghiệm hệ sinh thái toàn diện của Vingroup tại Ngày hội Xanh 2025
Nhiều cán bộ tại Nghệ An làm việc cầm chừng, có biểu hiện buông xuôi trong quá trình sáp nhập
Hồi sinh rừng ở huyện đảo Vân Đồn - Quảng Ninh
Chuyến bay 'thần tốc' chở hành khách đặc biệt
Thiếu niên 14 tuổi phát triển ứng dụng AI tìm ra bệnh tim trong 7 giây
Nữ tiếp viên hàng không bỏ 'giấc mơ bay' 11 năm theo đuổi, khởi nghiệp ở lĩnh vực ít ai dám làm
Hát Xoan làng cổ: Di sản văn hóa dân tộc độc đáo vùng Đất Tổ
Chàng trai 10X đi bộ 3.000 km xuyên Việt để học cách sống chậm
Kẻ vạch đường lượn sóng để giảm tai nạn giao thông
Cô gái Việt giành giải nhất cuộc thi lịch sử 25 năm của Trường Kinh doanh Harvard
Hối hận sau 2 năm chuyển chung cư xuống biệt thự liền kề
Công an tỉnh Nghệ An tăng cường quân số cho các Tổ 373
Kiếm 70 triệu đồng mỗi tháng nhờ nghề đóng giả cô dâu
Thông tin mới nhất về việc UBND huyện Tương Dương - Nghệ An nợ tiền cơm tiếp khách hơn 10 năm trước
6 thứ thể hiện đẳng cấp người giàu nay đã lỗi thời
Xem thêm