Thứ ba, 21/05/2024 17:46
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 25/03/2020 10:30

Phụ nữ mang thai mắc COVID-19 cần xử trí thế nào?

Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã ban hành  hướng dẫn tạm thời dự phòng và xử trí bệnh COVID-19 ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.

Theo Bộ Y tế, đa phần phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 thường có biểu hiện lâm sàng ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, một số ít mắc ở thể nặng.

Đối với thai nhi, các nghiên cứu gần đây về COVID-19 cũng như những nghiên cứu trước đây về bệnh SARS-CoV và MERS-CoV cho thấy, không có bằng chứng nào chứng minh có mối liên quan giữa những bệnh này và tình trạng sảy thai, đồng thời, chưa có cơ sở khoa học chỉ ra mối liên quan giữa COVID-19 ở phụ nữ mang thai và tình trạng thai bị nhiễm virus trong tử cung hay thai bị các dị tật bẩm sinh do virus SARS-CoV-2.

phu nnu mang thai mac covid-19 can xu tri the nao giadinhvietnam

(Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, cũng có bằng chứng cho thấy viêm phổi do virus ở phụ nữ mang thai có liên quan đến tăng nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển và tử vong chu sinh,…

Do đó, để dự phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19, Bộ Y tế đề nghị các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có cung cấp dịch vụ sản khoa và chăm sóc trẻ sơ sinh chuẩn bị nhân lực, cơ sở hạ tầng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư để phòng ngừa và các biện pháp kiểm soát lây truyền trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đảm bảo đủ các phương tiện phục vụ phòng ngừa, đặc biệt trang phục phòng hộ cá nhân, dung dịch vệ sinh tay và khẩu trang y tế.

Đặc biệt, cần phải tổ chức phân luồng, sàng lọc, phát hiện sớm và kiểm soát người bệnh nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19 ngay tại nơi đón tiếp. Bố trí khu vực riêng để tiếp đón, sàng lọc và phân luồng phụ nữ mang thai đến khám. Khi có dấu hiệu nghi ngờ thì chuyển đối tượng này vào khu khám cách ly.

Các cơ sở y tế phải thực hiện khám thai thường quy. Đối với những trường hợp nghi nhiễm COVID-19 thì phải phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng để lấy mẫu xét nghiệm, chẩn đoán. Bố trí phòng sinh riêng cho phụ nữ mang thai nghi nhiễm và nhiễm COVID-19.

Đối với phụ nữ mang thai, các bà mẹ sau sinh đến khám (người bệnh), cơ sở cần hướng dẫn người bệnh và người nhà đến khám đeo khẩu trang, tới khu vực cách ly. Giữ khoảng cách tối thiểu là 2m giữa các người bệnh. Đồng thời, cần che mũi miệng khi ho, hắt hơi và rửa tay ngay sau khi tiếp xúc dịch hô hấp.

Người bệnh cần hạn chế di chuyển trong cơ sở y tế. Người nhà đi kèm với người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19 phải được xem như là có phơi nhiễm với COVID-19 và cũng phải được tầm soát cho đến hết thời gian theo dõi theo quy định, để giúp chẩn đoán sớm và phòng ngừa COVID-19.

Hạn chế các can thiệp sản khoa trong thời gian nghi nhiễm/nhiễm COVID-19, trừ khi có chỉ định cần can thiệp cấp cứu (rau tiền đạo/cài răng lược có chảy máu nhiều, rau bong non, thai suy,...) hoặc bán cấp (vỡ ối, chuyển dạ...). Cân nhắc lợi ích giữa mẹ và thai nhi.

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện chỉ đạo tuyến sản, nhi chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực sẵn sàng tiếp nhận, xử trí các trường hợp phụ nữ mang thai, bà mẹ và trẻ sơ sinh nghi nhiễm hoặc nhiễm COVID-19. Đồng thời chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, trang thiết bị hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho tuyến dưới trong các trường hợp cần thiết.

-> Bộ Y tế triển khai biện pháp khẩn cấp phòng dịch

Huyền Trần (T/H)  
7 loại trái cây màu vàng giàu vitamin B12 giúp điều chỉnh cholesterol
5 bước chăm sóc da body trắng mịn, diện đồ 'auto' đẹp
Biện pháp kiểm soát vấn đề tăng sắc tố da mùa hè
Giận chồng, sản phụ mang thai 30 tuần quyết đi 'chữa lành' và nhận điều hối hận
Quảng Ninh khám chữa bệnh cho hơn 500 người cao tuổi
Thoái hóa đốt sống cổ: Nỗi ám ảnh của dân văn phòng và người cao tuổi
Giảm cân quá đà, đẹp đâu chưa thấy nhưng phụ nữ đối mặt 5 nguy cơ sức khỏe
Căn bệnh khiến diễn viên Đức Tiến qua đời nguy hiểm như thế nào?
Món ăn ngon từ mướp đem lại vô vàn lợi ích sức khỏe
Học phương pháp rửa mặt 4-2-4 của 'tình đầu quốc dân' Suzy
Bí quyết trường thọ của Từ Hi Thái hậu từ 3 thực phẩm bình dân
Lịch trình 'chuyện ấy' an toàn cho phụ nữ mang thai
5 bí kíp giúp các sĩ tử 'học đâu nhớ đó' suốt mùa thi
Dùng ống hút tiện lợi khi uống nước nhưng 2 đối tượng phải tuyệt đối tránh
Thực phẩm giúp giải độc tố gan tự nhiên, ngăn ngừa suy gan
Cách giữ sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho các sĩ tử mùa thi
Loại rau giúp giảm lượng đường trong máu tốt nhất
Kiểu tóc nữ đẹp 'hot trend' dẫn đầu xu hướng 2024
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Xem thêm