Thứ hai, 20/05/2024 07:20
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 16/09/2023 06:00

Phòng tránh bệnh đau mắt đỏ khi trẻ đến trường

Dịch đau mắt đỏ đã xuất hiện nhiều tại các trường học. Đây là môi trường dễ lây lan, phải làm sao để phòng tránh bệnh cho học sinh?

Trẻ em là đối tượng có sức đề kháng kém, dễ bị lây nhiễm đặc biệt là các bệnh như đau mắt đỏ. Với môi trường ở trường học, các em tiếp xúc hàng ngày khiến việc phòng bệnh đau mắt đỏ trở nên khó khăn.

20190620_072959_440178_dau-mat-do.max-1800x1800

Ảnh minh họa

Bác sĩ Chuyên khoa I, Nguyễn Thị Thanh - Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Mắt Hà Nội cho biết: “Hiện nay mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 50 – 60 bệnh nhân đau mắt đỏ, trong đó có đến khoảng gần 1/2 là trẻ em. Đáng nói, dịch năm nay có điều đặc biệt là dù mới xuất hiện nhưng đã có những ca bệnh nặng, biến chứng. Nguyên nhân có thể do chủng virus và sự chủ quan của người bệnh.

Bệnh đau mắt đỏ chủ yếu lây qua đường hô hấp, qua tiếp xúc, còn các em nhỏ thì sức đề kháng chưa tốt, rất hiếu động và tại môi trường học đường tập trung rất đông người. Có nhiều trường hợp trong gia đình có người bị đau mắt nhưng lại không lây từ gia đình mà lây từ trường học khiến dịch trở nên phức tạp”.

Để giảm nguy cơ mắc bệnh cho các em nhỏ nơi môi trường học đường, Bác sĩ Thanh nhấn mạnh: “Điều đáng lưu tâm là thực tế hiện nay nhiều trường hợp các em nhỏ đang tuổi đi học dù mắc bệnh đau mắt đỏ nhưng vẫn phải đến trường khiến bệnh dễ lây lan ra cộng đồng, đễ bùng phát dịch.

Vậy nên, để tránh nguy cơ lây lan và bùng phát dịch tại môi trường học đường chúng ta phải hết sức lưu tâm, khi các em bị bệnh đau mắt đỏ thì phụ huynh phải thông báo với nhà trường và phải điều trị cho các em khỏi bệnh rồi mới tiếp tục cho con đi học”.

Bác sĩ Thanh giải thích thêm: “Bệnh đau mắt đỏ chủ yếu do virus gây ra và rất dễ lây lan. Vậy nên, trong tình hình dịch hiện nay không chỉ tại gia đình mà nơi trường học cũng cần thường xuyên tuyên truyền, nâng cao ý thức cho học sinh về các biện pháp phòng bệnh như rửa tay, sát khuẩn thường xuyên, đeo khẩu trang nơi đông người. Đặc biệt, trong thời điểm này phụ huynh có thể nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý hàng ngày cho con để tránh nguy cơ mắc bệnh.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn chuyển mùa, sức đề kháng của các em nhỏ còn yếu vậy nên phụ huynh cần chú ý đến chế độ ăn uống đủ chất để con tăng sức đề kháng. Và điều đặc biệt quan trọng là khi trẻ mắc bệnh thì không được tự ý điều trị, lạm dụng thuốc mà cần phải đưa đến các cơ sở y tế để được thăm khám, hướng dẫn chăm sóc để tránh được những biến chứng không đáng có và tránh nguy cơ bùng phát dịch”.

-> Cảnh báo bệnh đau mắt đỏ: Biến chứng nặng nề do thói quen tự ý mua thuốc điều trị

Hoàng Sơn  
5 bí kíp giúp các sĩ tử 'học đâu nhớ đó' suốt mùa thi
Dùng ống hút tiện lợi khi uống nước nhưng 2 đối tượng phải tuyệt đối tránh
Thực phẩm giúp giải độc tố gan tự nhiên, ngăn ngừa suy gan
Cách giữ sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho các sĩ tử mùa thi
Loại rau giúp giảm lượng đường trong máu tốt nhất
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
Xem thêm