Chủ nhật, 19/05/2024 03:02
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 24/01/2022 11:30

Phải học thật, thi thật nhưng trước đó phải sống thật với nhau

Đó là chia sẻ của PGS. TS Trần Thành Nam khi nói về những sự việc bạo hành trẻ em, sát hại người thân gây chấn động dư luận thời gian qua.

biaa

Vụ việc bé gái 8 tuổi bị người tình của bố bạo hành đến tử vong ở TP.HCM chưa kịp lắng xuống thì mới đây việc bé gái 3 tuổi bị người tình của mẹ đóng 9 chiếc đinh vào đầu ở Hà Nội lại khiến dư luận một lần nữa dậy sóng và lo lắng trước thực trạng xã hội.

Đáng chú ý, mới đây, một lần nữa dư luận lại được phen bàng hoàng, đau đớn khi sự việc nữ sinh sát hại cha ruột bằng xyanua (chất độc chết người) rồi tạo hiện trường giả ở Bà Rịa - Vũng Tàu bị phanh phui.

Tại cơ quan công an, nữ sinh 21 tuổi T.T.T.L khai nhận lý do dẫn đến việc tìm cách đầu độc chết cha ruột là vì bị cha thường xuyên uống rượu chửi mắng, đối xử không tốt với mẹ con L. khiến mẹ cô bỏ đi.

Thời gian trước, L. đi học ở TP.HCM nên ít khi bị cha chửi mắng nhưng do dịch L. về ở nhà cùng cha mẹ nên bị áp lực về tinh thần. Do đó khi mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, L. đã nảy sinh ý định sát hại cha nên đã lên mạng tìm hiểu, nghiên cứu về chất độc xyanua và quyết định đi đến TP.HCM để mua chất độc về giết cha.

Sự việc như một cú giáng cuối cùng xuống sự dồn nén và chịu đựng của dư luận xã hội về sự xuống cấp của đạo đức con người trong xã hội hiện đại.

Empty

Đối tượng dùng chất độc xyanua sát hại cha ruột của mình.

Liên quan đến những vấn đề trên, PGS.TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục, ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội cho hay: "Nếu chỉ dựa vào lời khai trong vụ này thì chưa xác định được chính xác nhưng có thể hiểu từ một số nguyên nhân gây ra bạo hành, đây là "giọt nước tràn ly". Hai là ở trong tình huống nào đó mỗi người có giới hạn không vượt qua được thì ông bố vi phạm giới hạn đó. Hay hành động đó là để trả thù cho người khác.

Hành động của Linh phải chịu án trước pháp luật nhưng chúng ta thấy thực trạng nếu cha mẹ dùng bạo lực với con sẽ nhận lại được như thế. Sự ấm ức của con người càng nhiều, không có cơ hội giải tỏa thì đến lúc nào đó dồn nén lại trở thành hành vi mất kiểm soát không tưởng tượng được".

PGS Trần Thành Nam lý giải: "Thực tế chúng ta nhìn thấy bạo lực di truyền theo cơ chế xã hội. Hành vi bạo lực của mỗi người bị lan truyền qua người khác bằng những khuôn mẫu hành vi xấu. Bản thân đứa trẻ khi bị trừng phạt quá mức, không công bằng theo quan điểm "yêu cho roi vọt" ngay từ nhỏ khiến đứa trẻ dần ấm ức.

Ngày nay, quyền trẻ em được ký, luật bảo vệ trẻ em đã được lan tỏa nhiều nên các em cũng nắm được thông tin. Tuy nhiên, khi thử một số cách thức để tìm kiếm sự trợ giúp thì sự tìm kiếm đó không đến, không kịp thời, thậm chí hậu quả còn nặng nề hơn. Vì vậy những đứa trẻ đó đã tìm cách bỏ đi, tự tử để giải thoát hoặc tìm đến cách thức khác để chấm dứt bạo lực là "trả đũa" lại là giết bố mẹ để không gây hại nữa.

Với vụ nữ sinh 21 tuổi sát hại cha, có nhiều tình tiết nhưng chúng ta chỉ nhìn được ở thời điểm hiện tại, là bề nổi tảng băng chìm..."

Chuyên gia giáo dục Đại học Quốc gia Hà Nội đánh giá: "Nhiều phụ huynh không biết cách làm cha mẹ, không kiểm soát cảm xúc thì con lớn lên dạy sang cháu mình như vậy. Thế nên thế giới hiện nay không chú trọng IQ mà chú trọng EQ vì dù có giỏi nhưng không kiểm soát cảm xúc, rơi vào tình huống khủng hoảng, không có giá trị sống vững chắc thì dù học hàm học vị cao cũng lệch chuẩn".

Empty

PGS.TS Trần Thành Nam

Chia sẻ thêm về việc nhiều người cho rằng nữ sinh quá dã man vì đã 21 tuổi - độ tuổi hoàn toàn có thể nhận thức được hành động của sự việc, PGS. TS Trần Thành Nam cho rằng, độ tuổi không đồng nghĩa với việc chín chắn hay không chín chắn. Tuổi sinh học không đồng nghĩa với trưởng thành về xã hội. Đứa trẻ bị bạo hành từ nhỏ nhiều quá thì mức độ nhẫn tâm vô cảm càng cao.

"Chúng ta cần học thật, thi thật nhưng trước đó phải sống thật với nhau. Bố mẹ, con cái, thầy cô phải giữ đúng vai trò vì hiện tại chúng ta đối xử với nhau chỉ là bề nổi còn phía sau thì có nhiều ấm ức. Có thể nguyên nhân do sự bất công, không hiểu rõ hoặc do nhận thức của mỗi người. Trong bối cảnh xã hội hiện tại khủng hoảng thì tác động lại càng mạnh hơn.

Đặc biệt, tôi muốn nói đến những vấn đề như dịch vụ chăm sóc tâm lý, sức khỏe tâm thần hệ thống giáo dục, tiền sản, phòng chống trầm cảm sau sinh... chúng ta cần phải chú trọng hơn nữa. Thực tế cho thấy thực tiễn xã hội phát triển nhanh nhưng chính sách không phát triển theo kịp", PGS. TS Trần Thành Nam nêu ý kiến.

-->> 8 yếu tố quyết định sinh con sau khi kết hôn

Thúy Ngà  
Bắt con xin lỗi ngay khi làm sai, cha mẹ không hay biết đang tạo thói quen nguy hiểm cho trẻ
Báo động học sinh tự tử: Chuyên gia chỉ dấu hiệu cha mẹ cần quan tâm, giám sát con
'Kỳ phùng địch thủ' trên sân nhưng Messi và Ronaldo lại chung cách dạy con
'Chết sững” khi đọc mẩu giấy vụn trong phòng con trai
Nhiều người cấm con đọc truyện tranh nhưng không hay biết 9 điều đặc biệt
4 thứ tưởng vô hại nhưng tiềm ẩn rủi ro cho trẻ nhỏ
10 đặc điểm tính cách hiếm có của những đứa trẻ sinh tháng 5
Cho trẻ học bơi ở độ tuổi nào?
Bí mật kinh hoàng trong phòng ngủ của con gái 17 tuổi
Cha mẹ làm gì khi anh chị em trong nhà xung đột?
Đồ dùng trẻ em thương hiệu Richell được phân phối bởi Magicwave 
Bắt quả tang con trộm tiền
5 cách giúp con tăng vốn từ vựng
Có nên trả tiền để con làm việc nhà?
5 cách giúp bậc cha mẹ có con đồng tính (LGBT) cảm thấy hạnh phúc, an toàn
Trẻ nhốt mình trong phòng cả ngày: Biết 6 nguyên nhân để đưa ra 3 cách xử lý
Nghệ thuật phê bình con
'Sống chung' với con tuổi teen nổi loạn
3 điều dù đắn đo mấy cũng tuyệt đối không được nói với con
Vì sao cha mẹ nên ôm con mỗi ngày?
Xem thêm