Thứ năm, 20/03/2025 12:42     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 18/11/2015 05:51

Nữ cán bộ dân số 30 năm công tác vẫn bị đuổi việc

Lá đơn kêu cứu đẫm nước mắt của chị Nguyễn Thị Nhài, sinh năm 1964 ở xã Bình Phú, huyện Thạch Thất, Hà Nội đã thực sự khiến nhiều người xót xa.

Trong bức tâm thư gửi đến báo Gia đình Việt Nam, chị Nhài viết: “Tôi tốt nghiệp trung học phổ thông niên khóa 1982-1983, sau đó đi học ngành y sỹ tại trường trung cấp Y Hà Nội. Tốt nghiệp y sỹ, tôi về công tác tại trạm y tế xã Bình Phú. Năm 1995, một tai nạn rủi ro khiến chồng tôi qua đời. Trong tình cảnh hoang mang tột độ, suy sụp cả về sức khỏe lẫn tinh thần, tôi không còn khả năng làm việc tại trạm y tế xã. Sau hơn một năm được gia đình và chòm xóm quan tâm, an ủi, động viên, tôi dần quen với cuộc sống mẹ góa con côi”.

Tháng 9/1996, chị Nhài được UBND xã Bình Phú cử làm cán bộ chuyên trách ngành Dân số- Kế Hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ). “Từ đó đến nay, tôi luôn cố gắng trong các phong trào của địa phương để vơi đi nỗi buồn của bản thân và nuôi dạy hai con trưởng thành. Trong quá trình công tác, tôi được các cấp lãnh đạo khen thưởng nhiều giấy khen và kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp dân số”. Cứ như vậy, tôi miệt mài công tác đến tháng 11/2012. Lúc này UBND huyện Thạch Thất xây dựng kế hoạch số 156/KH-UBND ngày 30/11/2012 về việc tuyển dụng viên chức vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp thuộc huyện Thạch Thất. Tôi là một trong số 12 người được xét tuyển để trở thành viên chức nhà nước. Ấy vậy mà …”. Chị Nhài bỏ lửng câu nói giữa chừng vì những giọt nước mắt cay đắng không thể kìm nén.

nu-can-bo-dan-so-30-nam-cong-tac-van-bi-duoi-viec-giadinhonline.vn 1

Mấy chục năm gắn bó với công việc rồi bỗng nhiên bị sa thải, những người phụ nữ này vẫn chưa hết bàng hoàng.

Hóa ra, những tưởng sau bao năm tháng cống hiến, chị sẽ được hưởng chế độ đãi ngộ. Tuy nhiên, trái ngược với những mong mỏi và hi vọng của chị Nhài, UBND huyện Thạch Thất không thực hiện kế hoạch 156/KH-UBND. Ngày 19/12/2014, UBND huyện Thạch Thất tiếp tục xây dựng kế hoạch số 200/KH-UBND về việc tuyển dụng viên chức thì chị Nhài lại không được tuyển vì quá tuổi 45. Sau đó, chị lần lượt nhận được công văn yêu cầu bàn giao chuyên môn nghiệp vụ của tôi cho cán bộ chuyên trách mới. Đau đớn hơn, đi kèm với những công văn này là công văn quyết định thôi trả lương cho chị của Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Thạch Thất kể từ ngày 1/10/2015.

“Sau gần 30 năm công tác và cống hiến cho sự nghiệp Y tế - Dân số, tôi bỗng nhiên bị UBND – Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Thạch Thất “đuổi ra đường không thương tiếc”. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến quyền lợi mà còn khiến bản thân tôi cảm thấy vô cùng hoang mang, thất vọng tột độ. Tôi đã gửi đơn kiến nghị này phản ánh đến UBND thành phố Hà Nội, Sở Nội vụ, Chi cục Dân số thì đều nhận được câu trả lời là đã chuyển về UBND huyện Thạch Thất. Tuy nhiên, UBND huyện Thạch Thất không trả lời đơn thư của tôi mà còn có những biểu hiện né tránh, che lấp sự việc”, chị Nhài nói.

Theo tìm hiểu của PV, chị Nhài không phải là trường hợp duy nhất bị UBND huyện Thạch Thất bất ngờ cắt hợp đồng lao động. Theo thống kê của một cán bộ chuyên trách dân số huyện Thạch Thất, có đến hơn 10 cán bộ ngành DS-KHHGĐ bị UBND huyện Thạch Thất sa thải trong đợt này. Phấn lớn trong số họ đều là những người gắn bó lâu năm với công tác DS-KHHGĐ, có hoàn cảnh khó khăn, thậm chí có người thuộc diện hộ nghèo của xã. Việc bỗng nhiên bị mất việc càng khiến cuộc sống của họ rơi vào khủng hoảng, bế tắc. Không nhận được câu trả lời xác đáng, những người phụ nữ tội nghệp này lại tìm đến các cơ quan báo chí để mong có một giải pháp, một sự cứu cánh nào đó cho quãng thời gian mấy chục năm cống hiến và hi sinh vì sự nghiệp của họ.

Điều đáng nói, dù trước đó được ký hợp đồng lao động với huyện, làm việc trong ngành DS-KHHGĐ mấy chục năm nhưng chị Nhài và nhiều đồng nghiệp đều không được đóng bảo hiểm. Thu nhập ít, quyền lợi không nhiều, thế nhưng vì lòng yêu nghề, hầu hết những người phụ nữ này đều hết mình và hi sinh cho công việc. Tuy nhiên, vì những “cơ chế đặc biệt” của huyện, họ luôn sống và làm việc trong một tâm trạng bất an vì nỗi lo “mất việc”. Có người vừa mới sinh con được hai tuần đã phải đi làm vì sợ người khác thế chỗ.

Liên quan đến vấn đề này, hiện tại phía UBND huyện Thạch Thất chưa có những phản hồi cụ thể.

Theo luật sư Trần Đình Triển, việc đơn vị này cắt hợp đồng đối với hàng loạt lao động có thâm niên mà không thông báo lý do, lý do thiếu chính đáng là có dấu hiệu bất thường.

“Hợp đồng lao động được ký nhưng người lao động không được đóng bảo hiểm, việc làm này chứng tỏ UBND huyện Thạch Thất đã làm sai mấy chục năm nay. Đối với lao động có thâm niên công tác, họ chỉ bị cắt hợp đồng khi có những lý do: tự xin nghỉ việc, sức khỏe không đảm bảo, đến tuổi nghỉ hưu, vi phạm kỷ luật công viên chức và có quyết định kỷ luật buộc thôi việc. Tuy nhiên, chị Nhài và các đồng nghiệp không có ai rơi vào những trường hợp nêu trên để bị buộc thôi việc. Vì vậy, quyết định sa thải lao động, vô tình đuổi họ ra đường, tổn hại đến quyền lợi của lao động là việc làm tắc trách của UBND huyện Thạch Thất”, luật sư Trần Đình Triển nêu quan điểm.

Báo Gia đình Việt Nam sẽ tiếp tục tìm hiểu sự việc và thông tin đến bạn đọc.

Đào Bích

Tags:
Chân dung 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024
Xuyên đêm săn “sâm biển” ở xứ Thanh
Công việc độc lạ: Kiếm 135 triệu đồng sau 10 ngày nằm trên giường chơi điện thoại
Hành trình “Phủ Xanh Trường Học” đã đến với 48.000 học sinh trên cả nước
Kiếm tiền tỷ mỗi năm nhờ cõng phụ nữ lên núi
Nghệ An đề xuất đẩy lịch thi vào lớp 10 và tốt nghiệp THPT
Gần 22.000 hộ gia đình tại Nghệ An cần hỗ trợ xây nhà, sửa chữa
Đào đất quanh ngân hàng bán lấy lộc, giá 3 triệu đồng/túi
Công bố kết quả kiểm tra của Bộ Chính trị đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An
Cảnh báo chiêu trò đăng tin kêu gọi từ thiện để lừa đảo
Quảng Ninh: Rừng thông hơn 20 năm tuổi đang 'kêu cứu'
Giáo viên chủ nhiệm trong kỷ nguyên mới phải dám dấn thân, chấp nhận mạo hiểm
Cảnh báo lừa đảo hoàn tiền học phí để đánh cắp tài khoản ngân hàng
Tỉnh Nghệ An có bao nhiêu người đang làm việc tại xã?
Nữ sinh Tài chính làm HLV kỵ xạ, theo đuổi đam mê mạo hiểm
Nữ hiệu trưởng đưa trường vươn tầm nhờ yêu thương học trò như con cháu
Cựu nữ sinh trường Y 6 năm làm nghề tắm trẻ sơ sinh: Thu nhập cao nhưng lắm thị phi
Cứu sản phụ thoát 'cửa tử' do thai ngoài tử cung góc sừng
Bất ngờ với việc sử dụng tiền thưởng của nữ chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024
Cứu sống cháu bé 3 ngày tuổi mắc dị tật thoát vị tủy bẩm sinh
Xem thêm