Chủ nhật, 29/09/2024 07:14     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 17/10/2014 17:47

Những kiêng kỵ trong cưới hỏi

Ông bà ta ngày xưa vốn chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Trung Quốc với thuyết ngũ hành và thuật phong thủy, đã đúc kết lên được những điều cần kiêng kỵ trong cưới hỏi.

1. Kiêng lấy người không hợp tuổi

Theo quan niệm của người xưa, mỗi người khi sinh ra đều có mệnh, hệ riêng biệt. Khi dựng vợ gả chồng, quan niệm hợp tuổi kỵ tuổi lại được đem ra tính toán vô cùng cẩn thận. Khi hai vợ chồng hợp tuổi, hợp mệnh thì cuộc sống gia đình viên mãn, con cái sinh ra khỏe mạnh thông minh, làm ăn phát đạt, thuận lợi.

Ngược lại, nếu đã kỵ tuổi, kỵ mệnh mà vẫn lấy nhau thì cuộc sống vợ chồng gặp nhiều khó khăn, biến cố thậm chí chia ly. Dù chưa có cơ sở khoa học giải thích rõ ràng thế nhưng nhiều gia đình vẫn thuận theo và xem tuổi cẩn thận cho đôi trẻ khi có quyết định kết hôn.

Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại thì những tuổi sau thuộc bộ tứ hành xung, không nên kết duyên vợ chồng

+ Dần, Thân, Tỵ, Hợi

+ Tý, Ngọ, Mão, Dậu

+ Thìn, Tuất, Sửu, Mùi

Tuy nhiên, có trường hợp tuổi xung nhưng mệnh lại hợp. Vì vậy, khi tính tuổi hôn nhân, người ta không chỉ dựa vào tuổi mà còn xem xét nhiều yếu tố khác như ngày sinh tháng đẻ với lý luận tương sinh, tương khắc và tương hỗ trong thuyết âm dương ngũ hành.

nhung-kieng-ky-trong-cuoi-hoi-giadinhonline.vn 1

Theo quan niệm của người xưa, mỗi người khi sinh ra đều có mệnh, hệ riêng biệt (Ảnh minh họa)

2. Kiêng lấy vào năm kim lâu của người nữ

Khi tính tuổi của đôi nam nữ, người ta còn tính toán tuổi kim lâu của người nữ. Theo kinh nghiệm của ông cha ta, tuổi kim lâu là tuổi âm lịch có số đuôi là 1, 3, 6, 8. Dân gian thường tránh tổ chức cưới vào tuổi kim lâu của người nữ vì theo quan niệm, khi cưới vào năm kim lâu vợ chồng sẽ gặp khó khăn, quan hệ vợ chồng dễ bất hòa, lục đục, con cái sinh ra dễ bệnh tật… Tuy nhiên, cũng có quan niệm cho rằng, vẫn có thể tiến hành hôn lễ vào năm kim lâu nếu qua ngày Đông chí. (Tìm hiểu thêm về tuổi kim lâu tại đây.)

3. Kiêng cưới hỏi khi nhà đang có tang

Đám cưới là việc vui, đại sự của gia đình nên khi nhà có người mới qua đời thường phải hoãn lại. Theo quan niệm, con cái phải để tang cha mẹ 3 năm, cháu phải để tang ông bà 1 năm. Ngoài ra còn có thời hạn cụ thể dành cho các thành viên khác trong gia đình.

Hình thức cưới chạy tang cũng xuất hiện, khi trong gia đình đang có người bị bệnh, sắp qua đời hoặc qua đời nhưng chưa phát tang thì nhà trai sẽ đem lễ vật sang nhà gái hỏi cưới để tránh lỡ năm tốt, ngày tốt. Đám cưới lúc này sẽ chỉ tổ chức nhỏ, nội bộ trong hai gia đình với những người thân thiết nhất.

4. Kiêng tổ chức cưới khi chưa làm lễ ăn hỏi

Ảnh hưởng nhiều của văn hóa Trung Quốc, phong tục cưới hỏi của người Việt xưa có đến 6 lễ chính: nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp tệ, thỉnh kỳ, thân nghinh. Ngày nay, dù đã lược bỏ nhiều lễ nghi phức tạp, lễ cưới cũng vẫn phải có đầy đủ các lễ giạm ngõ, ăn hỏi, lễ cưới, lễ lại mặt, lễ nạp cheo.

Nhiều vùng miền và gia đình đã lược giản lễ giạm ngõ và lễ nạp cheo nhưng vẫn không thể thiếu lễ ăn hỏi trước khi tổ chức lễ cưới. Lễ ăn hỏi được tổ chức thể hiện sự tôn trọng nhà gái, thông báo rộng rãi với bà con là cô gái đã được nhà trai hỏi cưới một cách đường hoàng, trang trọng.

nhung-kieng-ky-trong-cuoi-hoi-giadinhonline.vn 2

Lễ ăn hỏi được tổ chức thể hiện sự tôn trọng nhà gái (Ảnh minh họa)

5. Kiêng cưới vào ngày, tháng không tốt

Ngoài việc xem tuổi, mệnh của đôi nam nữ thì việc xem ngày, giờ cử hành hôn lễ cũng quan trọng không kém. Việc xem ngày tháng cưới hỏi thường được những bậc cao niên có kiến thức và kinh nghiệm về phong thủy xem xét. Ngày cưới đẹp thường là ngày hoàng đạo, tránh những ngày tam tai, sát chủ, ngày rằm… Ngoài ra tháng 7 âm lịch, với tích Ngưu Lang Chức Nữ chia ly cộng với thời tiết mưa bão nên dù trong tháng có ngày hoàng đạo cũng nên kiêng cữ.

6. Kiêng làm vỡ, bể đồ đạc

Ngày cưới thường đông người, gia chủ thường không chu toàn được mọi việc nên việc đổ, vỡ đồ đạc là điều có thể xảy ra. Tuy nhiên nên hạn chế tối đa, chuẩn bị kỹ càng để tránh việc đổ vỡ vì theo quan niệm người xưa, việc này là điềm không tốt cho đôi trẻ.

Trong ngày cưới, kỵ nhất là vỡ gương, vỡ ly cốc hay gãy đũa. Tương truyền nếu việc này xảy ra thì đôi vợ chồng sẽ xảy ra bất hòa, đổ vỡ, chia ly nên thường mời thầy hoặc làm lễ giải hạn.

7. Kiêng mẹ đưa con gái về nhà chồng

Thời phong kiến, với quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, việc cưới hỏi thường là bắt ép, người mẹ thương con gái bị gả đi xa nên thường thấy cảnh 2 mẹ con ôm nhau khóc.

Quan niệm người xưa cho rằng nước mắt biệt ly trong ngày cưới mang đến điều không tốt nên thường không cho người mẹ đi theo tiễn con gái về nhà chồng. Các cô dâu khi ra khỏi nhà cũng không được khóc và ngoái nhìn lại. Ngày nay, dù việc cưới hỏi hoàn toàn trên phương diện tự nguyện, không còn cảnh mẹ con bịn rịn, khóc lóc nhưng nhiều gia đình vẫn giữ vững phong tục này.

nhung-kieng-ky-trong-cuoi-hoi-giadinhonline.vn 3

Quan niệm người xưa cho rằng nước mắt biệt ly trong ngày cưới mang đến điều không tốt nên thường không cho người mẹ đi theo tiễn con gái về nhà chồng (Ảnh minh họa)

8. Kiêng mẹ chồng chạm mặt con dâu khi rước dâu về nhà

Khi đoàn rước dâu về tới đầu ngõ, mẹ chồng sẽ cầm bình vôi lánh mặt đi chỗ khác để cô dâu bước vào nhà. Điều này ngụ ý rằng mẹ chồng vẫn nắm quyền hành trong nhà, không muốn con dâu thay thế.

Theo quan niệm dân gian, bình vôi là biểu hiện của tài sản trong nhà, hình thức nắm giữ bình vôi chính là nắm giữ tài sản. Ngày nay, tục ăn trầu đã mai một, thay vì cầm bình vôi, người mẹ sẽ cầm chùm chìa khóa thay thế. Khi hai họ đã yên vị được một lúc thì mẹ chồng mới xuất hiện để đón con dâu và đi chào, cảm ơn hai họ.

Song Ngư (sưu tầm)

Tags:
Ngăn chặn hơn 500.000 trường hợp mang thai ngoài ý muốn tại Việt Nam
Vì sao cần duy trì chuyện 'yêu' ở người cao tuổi?
Bánh Marine Boy phiên bản đặc biệt Doraemon: Mở hộp ngay để tham gia trải nghiệm thú vị
Gia đình Việt Nam khảo sát xây dựng trường học tại Bắc Yên - Sơn La
Gia thế của Bò Chảnh - hotgirl 18 tuổi đang hẹn hò với Xemesis - chồng cũ Xoài Non
Ngày Hội Văn Hóa Vì Hòa Bình quy tụ 12 NTK đến từ 3 miền Bắc – Trung - Nam
Những con nuôi Hoài Linh: Người biến cố, người chật vật với nghề
Nghệ sĩ Nhân dân chuyên đóng quan tham lắm tật, luôn dằn vặt vì không có con nối dõi
Vượt hàng trăm cây số mang yêu thương đến với học sinh Xím Vàng
7 dấu hiệu khiến xe mới mua mất giá, khó bán trong 5 năm tới
Nhà bán lẻ Nhật Bản mở thêm siêu thị tại TP.HCM
Đông đảo “tín đồ” chờ khui hàng lúc 0h, iPhone 16 có gì hấp dẫn?
Vợ mất do ung thư, con TNGT, bố mắc bệnh hiểm nghèo nguy cơ đột tử
Vì sao người trẻ ngày nay thường 'mong manh' hơn thế hệ trước?
Bà Trương Mỹ Lan muốn xin lại 2 chiếc túi Hermes bạch tạng
Viettel Store mở bán iPhone 16 trên toàn quốc bằng nhiều cách đặc biệt
Gần 15.000 liều vắc xin sốt xuất huyết được tiêm trong 5 ngày
The Opus One: Chốn sống giàu sang mang cảm giác “về nhà như về resort”
Thư giãn bên vịnh di sản, cân bằng thân-tâm-trí với khu nghỉ dưỡng 5 sao đẳng cấp này
Huyện đảo Quảng Ninh tổ chức trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, mất nguồn nuôi dưỡng
Xem thêm