Thứ ba, 26/11/2024 11:13     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 09/11/2021 14:20

Những điều cần biết về răng khôn để tránh biến chứng nguy hiểm

Răng khôn mọc thường gây nên nhiều biến chứng, trong đa phần trường hợp để ngăn ngừa hoặc giải quyết biến chứng thì việc nhổ răng khôn là chỉ định bắt buộc và duy nhất.

Răng khôn có nguy hiểm không?

Răng khôn là răng mọc sau cùng khi xương hàm đã phát triển cứng chắc và khá ổn định. Hơn nữa, vào thời điểm này, những răng mọc trước đó gần như đã chiếm hết chỗ trống trên cung hàm nên làm cho răng khôn khi mọc lên sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, từ đó dễ dẫn đến trường hợp mọc ngầm, mọc lệch và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, nguy hiểm.

rang khon 3

Ảnh minh họa

Viêm lợi trùm, viêm nướu, viêm nha chu

Răng số 8 mọc lệch sẽ làm nhồi nhét thức ăn, lâu ngày làm cho nướu bị sưng đỏ, viêm quanh thân răng, sau đó sẽ tạo túi mủ, làm cứng hàm, gây khó khăn trong việc há miệng,… Khi tình trạng viêm nhiễm kéo dài không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây phá huỷ xương xung quanh răng và các răng bên cạnh. Trong các trường hợp nặng có thể gây nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm.

Sâu răng

Răng khôn mọc lệch sẽ nghiêng và tựa vào răng kế bên nên khi ăn, thức ăn dễ bị kẹt vào đó, khó vệ sinh và gây viêm nhiễm. Lâu ngày, sẽ làm sâu chiếc răng này và cả răng bên cạnh (răng số 7). Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ làm lỗ sâu tăng kích thước, phá hủy cấu trúc răng, lâu dài có thể dẫn đến mất răng và lây lan sang răng bên cạnh.

Rối loạn phản xạ và cảm giác

Răng khôn mọc lệch chèn ép các dây thần kinh cơ mặt và trực tiếp đến răng số 7 nên sẽ gây mất hoặc giảm cảm giác ở môi, da, niêm mạc, răng ở nửa cung hàm. Mặt khác, răng số 8 có thể gây đau một bên mặt, sưng phù mặt.

Răng chen chúc nhau

Răng khôn thường mọc lệch do thiếu chỗ trên xương hàm làm sẽ đẩy các răng nằm phía trước, một răng khôn mọc kẹt cũng có thể xô đẩy 2 răng cối lớn, 2 răng cối nhỏ và 1 răng nanh. Điều này làm hàm răng bị xô lệch, mất thẩm mỹ nên nhổ bỏ là cần thiết.

Hình thành nang thân răng, u nang xương hàm

Răng khôn mọc lệch là nguy cơ gây tiêu ngót chân răng của răng bên cạnh, thậm chí có thể thoái hóa thành nang thân răng, khiến hỏng xương hàm, răng và dây thần kinh.

Gây đau nhức, khó vệ sinh

Răng khôn mọc ở vị trí trong cùng nên gây khó khăn cho việc vệ sinh răng sạch sẽ, nhất là các trường hợp mọc kẹt, mọc lệch,… dẫn đến vi khuẩn xâm nhập. Tình trạng này kéo dài sẽ gây sâu răng, viêm nhiễm và đau nhức.

Răng khôn có cần nhổ không?

Nhiều người khi bị đau răng khôn thường băn khoăn nhổ đi hay giữ lại. Một số trường hợp còn lo ngại nhổ răng khôn sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Thực tế, thủ thuật nhổ răng khôn tương đối đơn giản, nhanh chóng và an toàn nếu được thực hiện ở các cơ sở nha khoa uy tín với bác sỹ có kinh nghiệm.

rang khon 2

Ảnh minh họa

Các trường hợp răng số cần được xử lý sớm để tránh các hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng.

– Răng khôn chưa gây biến chứng nhưng có khe giắt với răng bên cạnh.

– Răng khôn mọc lệch gây các biến chứng đau, nhiễm trùng lặp đi lặp lại nhiều đợt, hoặc gây u nang và ảnh hưởng tới các răng lân cận.

– Có bệnh nha chu hoặc sâu răng.

– Răng khôn mọc thẳng và đủ chỗ, không bị cản trở bởi nướu và xương nhưng không có răng đối diện ăn khớp. Lâu dần răng mọc trồi dài ra hàm đối diện làm nhồi nhét thức ăn và lở loét nướu hàm đối diện.

– Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở nhưng hình dạng bất thường, dị dạng, cũng gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, dễ gây sâu răng và viêm nha chu.

Một số trường hợp không nên nhổ răng khôn

Mọc răng khôn gây ra nhiều nguy cơ bệnh cho răng miệng nhưng không phải bất cứ trường hợp nào cũng cần phải nhổ bỏ. Những trường hợp có thể bảo tồn như:

- Răng khôn mọc thẳng, bình thường, không bị kẹt với mô xương và nướu, không gây biến chứng gì thì nên bảo tồn.

- Bệnh nhân mắc các bệnh lý mạn tính như tim mạch, rối loạn đông cầm máu, đái tháo đường để tránh các biến chứng sau nhổ răng.

Răng khôn liên quan trực tiếp đến một số cấu trúc quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh…

- Để răng số 8 tồn tại khỏe mạnh, an toàn với răng kế cận và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe toàn hàm, bạn nên giữ răng miệng sạch sẽ, thăm khám nha khoa định kỳ, tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.

-> 8 cách giảm đau tại nhà khi mọc răng khôn

Xem thêm: Thói quen xấu gây hại cho răng (Nguồn: Zing)

Hoàng Ly (T/H)  
Vượt hơn 400km tìm lại “vẻ đẹp bình thường” cho con gái 15 tuổi
Mấy giờ đi ngủ được coi là thức khuya?
Bảo Thanh Đường - Thuốc đặc trị chữa bệnh vẩy nến
Vì sao hút thuốc mỗi ngày vẫn sống 90 tuổi, người không hút lại ung thư phổi?
Nguy cơ đột quỵ do thói quen gội đầu ngoài tiệm
Kết hợp chặt chẽ viện - trường, đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú để nâng chất lượng nhân lực y tế
Bí quyết hết đau lưng do gai cột sống của cô Miện
Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ và cách cải thiện
TPBVSK K3 đóng góp vào thành công giải Golf Vòng tay nhân ái lần thứ 2
Tìm hiểu về polyp thanh quản và cách cải thiện hiệu quả
Vai trò của y tế tại các giải đấu thể thao
3 phụ nữ Việt trên 50 tuổi lại có 1 người mắc bệnh loãng xương
Suy thận độ 2, phù như cây chuối hột - Thử cách này!
Tiểu đêm nhiều có phải do thận kém?
26 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ lần khám sức khoẻ định kỳ
Bé 22 tháng tuổi nuốt hạt táo đỏ bị thủng ruột
Mổ thay khớp háng có tốt không, để lại những biến chứng gì?
Gia tăng trẻ viêm màng não khi thời tiết thay đổi: Dấu hiệu nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Bí quyết khắc phục chậm nói, tăng động, khó ngủ ở trẻ
Nhiễm Herpes lây sang cả chồng sau lần đến spa
Xem thêm