Thứ hai, 02/06/2025 10:08     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 15/12/2024 07:59

Tắm nước lạnh mùa đông có tốt không, nhiệt độ nước bao nhiêu là hợp lý?

Nhiều người có thói quen tắm nước lạnh vào mùa đông để tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, tắm với nước lạnh kéo dài khiến cơ thể bị căng thẳng và làm trầm trọng thêm các bệnh về hô hấp hoặc da, đặc biệt là ở những người dễ bị tổn thương.

Vào mùa đông, nhiệt độ và độ ẩm thấp nên làn da dễ trở nên hành khô, nứt nẻ, nếu tắm nước quá nóng sẽ khiến da mất đi độ ẩm tự nhiên, bong tróc và nhanh lão hóa. Việc tắm nước quá nóng cũng sẽ gây áp lực cho tim bởi tất cả các mạch máu trên da đều giãn nở hết cỡ, gây thiếu oxy cung cấp cho tim, dẫn đến triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, thậm chí ngất xỉu.

Vì vậy, nhiều người tin rằng việc tắm nước lạnh vào mùa đông có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thực tế, tắm nước lạnh có thể mang lại nhiều lợi ích, bao gồm cải thiện lưu thông máu, sự tỉnh táo về tinh thần và giảm viêm. Bởi, tiếp xúc với nước lạnh khiến các mạch máu co lại (co mạch) và khi bạn bước ra ngoài, chúng sẽ giãn ra (giãn mạch), tăng cường lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng.

Trong một nghiên cứu năm 2016 trên Tạp chí PLoS ONE, những người tắm nước lạnh đã báo cáo rằng, số ngày nghỉ ốm giảm 29% do khả năng miễn dịch được cải thiện. Tuy nhiên, việc tắm nước lạnh kéo dài có thể phản tác dụng.

Ảnh minh họa

Rủi ro sức khỏe khi tắm nước lạnh vào mùa đông

Tiến sĩ Amrutha Hosalli Karjol, bác sĩ da liễu tại Trung tâm Da liễu và Phòng khám Phẫu thuật Vrudhii, đường Hesargatta, Bengaluru (Ấn Độ) - cho biết, những người mắc các vấn đề về hô hấp và bệnh tim có thể gặp khó khăn khi thở vì nó có thể gây ra phản ứng sốc lạnh khi tắm nước lạnh vào mùa đông.

"Bên cạnh đó, tắm nước lạnh có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về da liên quan đến mùa đông như khô, ngứa hoặc các tình trạng như bệnh chàm và bệnh vẩy nến. Những người có làn da nhạy cảm hoặc đã khô nên tránh nước lạnh vào mùa đông vì nó có thể làm suy yếu khả năng giữ ẩm của da", bà Karjol nói.

Cơ thể phải làm việc chăm chỉ để duy trì nhiệt độ cơ thể ở mức khoảng 37°C. Nước lạnh có thể làm giảm nhiệt độ da nhanh chóng, kích hoạt quá trình sinh nhiệt (sản xuất nhiệt). Mặc dù có thể kiểm soát được trong thời gian ngắn, nhưng việc tiếp xúc kéo dài có thể gây căng thẳng cho hệ thống tim mạch của bạn, đặc biệt là ở những người có tình trạng bệnh lý từ trước như tăng huyết áp.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, tiếp xúc với lạnh có thể dẫn đến hạ thân nhiệt hoặc làm trầm trọng thêm các vấn đề về hô hấp. Đặc biệt là đối với những người bị hen suyễn.

Một nghiên cứu năm 2014 trên Tạp chí Quốc tế về Sức khỏe nêu bật cách ngâm mình trong nước lạnh có thể ảnh hưởng đến nhịp tim và kiểu thở, dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn ở những nhóm dân số dễ bị tổn thương.

Nhiệt độ nước lý tưởng để tắm vào mùa đông là bao nhiêu?

Tiến sĩ Amrutha Hosalli Karjol cho biết, đối với hầu hết mọi người, nước ấm khoảng 37-40°C là lý tưởng vào mùa đông vì nước đủ ấm để thư giãn cơ, ngăn ngừa cảm lạnh và vẫn mang lại cảm giác sảng khoái khi làm sạch mà không làm khô da.

Nếu muốn có lợi ích cho sức khỏe như cải thiện lưu thông máu, hãy cân nhắc kết thúc quá trình tắm bằng một đợt nước lạnh từ 10-15 giây là đủ để kích thích lưu thông máu mà không làm cơ thể quá lạnh.

Ảnh minh họa

Thời gian hợp lý để tắm là khoảng 10 phút. Từ 17h đến 19h là khoảng thời gian mọi người nên đi tắm, lúc đó nhiệt độ ngoài trời chưa hạ thấp hẳn. Trẻ em nên tắm sớm vào buổi trưa hoặc đầu giờ chiều, nhớ sử dụng thêm máy sưởi để không gian tắm của trẻ luôn được giữ ấm.

Khi thời tiết giá lạnh, mọi người không nên tắm vào đêm muộn vì dễ bị nhiễm trùng phổi, suy giảm chức năng phổi. Nếu mới ngủ dậy hoặc mới ăn xong nên để cơ thể nghỉ ngơi 30 phút rồi mới đi tắm.

Phương Anh (Theo Indian Express)  
Chủ quan chó nhà cắn, bé 8 tuổi nguy kịch do không tiêm vắc xin
Điều gì xảy ra với cơ thể khi nhịn ăn trong 36 giờ?
Mắc ung thư do làm việc hơn 10 giờ mỗi ngày, thường xuyên thức khuya
Biết 2 tác hại này, 3 đối tượng sau tuyệt đối tránh xa tai nghe
Ăn thịt lợn bệnh nguy hiểm thế nào, nấu chín được không?
Tưởng đau họng, đi khám phát hiện ung thư phổi giai đoạn cuối
Chủ quan rong kinh kéo dài phải cắt bỏ tử cung
Cứu sống bệnh nhi 14 tuổi bị vỡ lá lách nguy kịch
Stress vì lấy chồng ba năm vẫn chưa có tin vui
Nhập viện nguy kịch do u xơ tử cung hiếm gặp
Giải pháp hỗ trợ cải thiện tim đập nhanh bằng thảo dược
Báo cáo Bộ Y tế sự việc nữ bệnh nhân tử vong bất thường tại Thanh Hóa
Long Châu kết hợp GSK đưa thuốc điều trị hô hấp, viêm tai giữa cho trẻ em Việt Nam
Bí mật rùng mình về bàn chải đánh răng
Hết mệt mỏi nhờ thường xuyên ngắm đàn ông cơ bắp
Mù mắt sau khi tiêm filler tại spa người quen giới thiệu
Vinschool và Vinmec hợp tác nâng chuẩn chăm sóc sức khỏe mầm non cho hơn 15.000 học sinh
Bé trai 3 tuổi nhập viện gấp do tự điều trị cúm B tại nhà
Chân sưng tấy, phồng rộp sau 15 phút tắm biển
Những bệnh lý tai mũi họng phổ biến nhất ở trẻ vào mùa hè
Xem thêm