Chủ nhật, 19/05/2024 01:57
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 27/10/2022 06:00

Nguy hiểm chồng chất vì suy nghĩ sinh đôi 1 lần cho xong

Mang thai đôi sẽ mang lại nhiều niềm vui cho bố mẹ và cả gia đình nhưng đồng nghĩa là những khó khăn, nguy cơ biến chứng đối với mẹ và bé cũng tăng lên gấp nhiều lần.

Rời Khoa Hiếm muộn của một bệnh viện tại Hà Nội, một phụ nữ buồn bã nói với người đi cùng: “Tiếc quá, hôm trước chuyển 2 phôi nhưng giờ chỉ đậu được một”.

Lấy chồng đã 5 năm và nay bước vào tuổi 35, chị đi điều trị hiếm muộn lần này với mong ước có một cặp song sinh.

“Làm thụ tinh ống nghiệm tốn kém, vất vả lắm, được cả cặp thì tốt, vui cửa vui nhà. Vả lại, mình cũng không đủ sức vào bệnh viện kiếm đứa nữa”, chị giải thích.

20190819_065413_903187_me-mang-song-thai.max-1800x1800

Mang song thai là mong muốn của nhiều cặp vợ chồng (Ảnh minh họa)

Càng nhiều thai, nguy cơ càng cao

Không riêng gì các gia đình hiếm muộn, mục tiêu “có cả 2 đứa” cũng là điều trông mong của nhiều cặp vợ chồng bình thường, nhất là tại các thành phố lớn khi nhịp sống công nghiệp khiến việc sắp xếp sinh và nuôi con nhỏ luôn là bài toán khó.

“Mỗi lần có thai, sinh nở thì ít nhất công việc bị ảnh hưởng 1 năm, lại không thoải mái gì khi vừa mang thai vừa phải làm việc, nhất là mấy tháng cuối. Vợ chồng tôi ở tỉnh lên Thành phố Hà Nội làm việc, khi có con nhỏ cũng không dễ dàng gì nhờ ai trông nom giúp. Có nhờ mẹ lên trông thì cũng vài tháng, rồi đến khi bé đi nhà trẻ (18 tháng tuổi) lại càng vất vả hơn. Bởi vậy, sinh một lần chỉ “chịu khổ” một lần thôi nên tôi thấy mình may mắn” - chị Ng.T.T (29 tuổi), một sản phụ vừa sinh đôi 2 cô công chúa bày tỏ.

Tuy nhiên, chị T. cũng thừa nhận rằng giai đoạn mang thai của chị không được nhẹ nhàng như nhiều chị em khác. Cái bầu song thai nặng nề khiến việc đi lại của chị bắt đầu gặp khó khăn từ tháng thứ 5, đến tháng thứ 6 thì công ty phải bố trí cho chị một việc hầu như chỉ ngồi tại chỗ.

Tháng cuối cùng, chị phải ở nhà luôn để nghỉ ngơi vì chỉ ngồi làm việc không cũng đủ mệt với 2 “công chúa” (cân nặng 2,8 kg và 2,7 kg khi ra đời).

“Cứ thử tưởng tượng, cái bụng của bạn mang trong mình một em bé nặng tới gần 6kg xem khó khăn như thế nào!” - chị T. hóm hỉnh chia sẻ.

Khi mang song thai hay đa thai, thai phụ và gia đình người mừng người lo. Tuy nhiên, Ths.Bs Phan Chí Thành - Chánh văn phòng đào tạo Bệnh viện Phụ sản TW cho rằng, đối với bác sĩ thì chỉ có… lo.

Bởi lẽ, thai kỳ mà người mẹ mang từ 2 thai trở lên luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho mẹ và con hơn đơn thai ngay từ trong thai kỳ cho đến khi sinh nở. Càng nhiều thai, nguy cơ càng tăng.

“Tỷ lệ tử vong chu sinh ở song thai có thể cao hơn đến 6 lần so với thai đơn, phần lớn là do tỷ lệ sinh non cao hơn và sự hạn chế tăng trưởng của thai nhi trong trường hợp mẹ mang song thai, đa thai. Bên cạnh đó, nguy cơ tử vong cho người mẹ ở các trường hợp mang song thai có thể cao hơn tới 2,5 lần so với mang thai đơn thông thường”, bác sĩ Thành cho hay.

Vị bác sĩ phân tích thêm, khi mang song thai, người mẹ dễ bị cao huyết áp, đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật; tăng nguy cơ tai biến do nhau bám rộng làm đờ tử cung, băng huyết, chảy máu sau sinh…

Bên cạnh đó, song thai cũng thường dẫn đến sinh non, thai nhi dị tật bẩm sinh, nguy cơ sẩy thai và thai chết lưu cao hơn thai kỳ đơn thai,…

1903_20190627_090108_706528_mang_thai_sinh_doi.max-800x800

Tỷ lệ thai nhi tử vong ở song thai cao gấp 6 lần sao với thai đơn (Ảnh minh họa)

Khuyến cáo của chuyên gia

Bác sĩ Thành nhấn mạnh, các cặp vợ chồng tuyệt đối không được có suy nghĩ mong muốn mang thai song đôi một lần cho xong vì như vậy sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Trong trường hợp mẹ bầu mang song thai, vị bác sĩ nhấn mạnh thai phụ cần được theo dõi chặt chẽ và tư vấn kỹ về cách chăm sóc thai, theo dõi các yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra, như dấu hiệu dọa sinh non…

Việc khám thai, siêu âm thai… cũng cần được làm kỹ bởi trong song thai hay đa thai, nhiều vấn đề lâm sàng thường khó phát hiện vì tư thế nằm đan xen nhau của các thai nhi có thể cản trở những phương tiện chẩn đoán hình ảnh.

Vì vậy, khi mang song thai trở lên, thai phụ nên khám thai cẩn thận và sinh nở ở các bệnh viện lớn, có đầy đủ phương tiện kỹ thuật.

-> Phụ nữ mang thai “sáng nắng, chiều mưa”: Bác sĩ tiết lộ 3 lý do khiến nhiều người chạnh lòng

Thúy Ngà  
4 lý do đàn ông lười “yêu”
Cưới chồng 3 năm không thể mang thai, bác sĩ kết luận do thói quen từ 10 năm trước
Ăn trứng vịt lộn có thực sự giúp quý ông “sung mãn”?
Nam giới ăn giò lợn, chân dê tăng cường 'chuyện ấy' được không?
8.000 trẻ em Việt mắc bệnh tan máu bẩm sinh mỗi năm: 'Đau đầu' bài toán sức khoẻ giống nòi
Phụ nữ sau tuổi 30 kiểm tra ngay 4 điều này để phòng ngừa bệnh tật
Vỡ thai ngoài tử cung do chủ quan: Bác sĩ chuyên khoa nói gì?
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Xem thêm