Thứ ba, 21/05/2024 01:24
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 18/06/2020 08:54

Nguồn vốn cần thiết cho doanh nghiệp vừa và nhỏ sau dịch Covid-19

Covid-19 đã gây thiệt hại không nhỏ đến tình hình tài chính của đại đa số doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn lâu nay gặp nhiều khó khăn về vốn.

Thời điểm này, sự xuất hiện của những kênh vốn mới được xem là “tiếp sức” lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) hồi phục sau đại dịch.

Empty

Khó chồng khó

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê cập nhật cuối tháng 3/2020, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế chỉ đạt 0,68%, thấp hơn nhiều so với 1,9% cùng kỳ năm ngoái. Hoạt động tín dụng ngân hàng sụt giảm đáng kể cho thấy các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, phải thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh vì tác động từ Covid-19.

Đáng chú ý, dư nợ tín dụng của các DNNVV chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn khoảng 18% tổng dư nợ trong toàn bộ nền kinh tế. Trong khi tại Việt Nam, khối DNNVV đóng một vai trò quan trọng trọng, với 98% tổng số các doanh nghiệp Việt Nam là DNNVV và siêu nhỏ. Các doanh nghiệp này đóng góp tới 40% GDP và 29% cho ngân sách, sử dụng trên 50% lực lượng lao động, chủ yếu là lao động tại các địa phương.

Tuy nhiên nhiều năm nay, việc tiếp cận nguồn vốn vay tại ngân hàng vẫn luôn là bài toán khó đối với DNNVV, xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: thiếu tài sản đảm bảo, các doanh nghiệp khởi nghiệp có lịch sử hoạt động ngắn, sổ sách kế toán không chuẩn mực, sản phẩm và vị trí trong thị trường yếu kém... Kết quả khảo sát của công ty Validus Capital (Singapore) có văn phòng hoạt động tại Việt Nam cho biết, có tới 98% DNNVV khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng, với nhu cầu vay vốn tín chấp và những món vay tương đối nhỏ.

Sự bùng phát của dịch Covid-19 những tháng vừa qua khiến dòng tiền trên thị trường càng trở nên thiếu hụt trầm trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của các DNVVN. Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước cho biết tín dụng của toàn ngành ngân hàng tính đến đầu tháng 5 tăng 1,2%, nhưng đối với khu vực DNVVN lại giảm 0,8%.

Mặc dù một số ngân hàng thương mại đã giảm lãi suất cho vay theo Thông tư 01 của Ngân hàng Nhà nước, song lại chưa thực hiện đồng đều tại các ngân hàng và áp dụng tại mỗi địa phương cũng khác nhau. Bên cạnh đó, chính sách cho phép doanh nghiệp được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản nợ bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 cũng chưa thực hiện đồng đều tại các địa phương, tổ chức tín dụng và ngân hàng. Điều này khiến cho bài toán về vốn cho DNVVN khó chồng thêm khó.

Tiếp sức kịp thời từ P2P lending

Nhằm giải quyết tình trạng khó khăn tài chính cho DNVVN, một số đơn vị đã tận dụng từ nền tảng tiên tiến của công nghệ 4.0 mở ra nhiều phương tiện kết nối nhà đầu tư với các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn. Nổi bật trong số đó là hình thức cho vay ngang hàng (P2P Lending), hoạt động thông qua ứng dụng online giúp các doanh nghiệp vay vốn dễ dàng kết nối với bên cho vay.

Empty

Với ưu điểm thủ tục nhanh chóng, chi phí dịch vụ thấp, không yêu cầu thế chấp tài sản, lãi suất hợp lí… P2P Lending được đánh giá là giải pháp tài chính mới và hiệu quả bổ sung cho hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam và nền kinh tế toàn cầu đang chịu nhiều tổn thất bởi dịch bệnh.

Có thể kể đến sự xuất hiện của công ty tư vấn tài chính VFL (Vietnam Financial Linkage) với sàn giao dịch VNVON.COM. Đây là một hệ thống cho vay ngang hàng trực tuyến áp dụng bộ tiêu chí quản trị kiểm soát rủi ro nghiêm ngặt trong việc chấm điểm, xếp hạng tín dụng… đảm bảo tính an toàn vốn cho nhà đầu tư.

Đồng thời, VNVON cũng tạo những tiện ích vay vốn linh hoạt chưa từng có cho các DNVVN và hộ kinh doanh. Đại diện của VFL cho biết, sàn giao dịch VNVON cung cấp những khoản vay đa dạng dao động từ 10 triệu – 1 tỷ đồng, thời hạn vay ngắn từ khoảng 10 ngày, 20 ngày đến 12 tháng tùy theo nhu cầu doanh nghiêp, với mức lãi suất và các lệ phí không vượt quá 20%, theo đúng qui định hiện hành. Tính đến tháng 05/2020, VNVON đã kết nối hàng nghìn nhà đầu tư cung ứng vốn kịp thời cho hàng trăm DNVVN trên cả nước.

Để hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của P2P Lending trong thời gian tới, hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng chương trình thử nghiệm (Regulatory sandbox) và dự kiến sẽ mời một số công ty P2P Lending tham gia thí điểm. Đây là tín hiệu tích cực tạo động lực cho thị trường P2P Lending tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao của các DNVVN và các hộ kinh doanh.

P.V  
Công bố DDCI Thanh Hóa 2023: Huyện Hoằng Hóa và Sở Công thương dẫn đầu
Một khách hàng trúng vé xem Olympic Games Paris 2024
Sinh lời an toàn, hiệu quả cùng trái phiếu Bac A Bank phát hành ra công chúng lần 2 – đợt 1
TCI cùng 9 cổ phiếu Việt Nam vào MSCI Frontier Markets Small Cap Index
Hãng kiến trúc Skidmore, Owings & Merrill - Hoa Kỳ chinh phục Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc Tháp tài chính 108 tầng
SHB tối ưu phương thức xác thực cho khách hàng doanh nghiệp trên Internet Banking
4 đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới đưa giải pháp về Tháp Tài chính 108 tầng
SeABank lần thứ 5 được vinh danh trong Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam
Vay mua nhà với lãi suất chỉ từ 5%/năm
Bí quyết để doanh nghiệp chinh phục khách hàng
Quảng Ninh 7 năm liên tiếp giữ quán quân PCI
Giải pháp số cho doanh nghiệp của SHB nổi bật tại Sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024
Công bố PCI 2023: Thanh Hóa tăng 17 bậc, Quảng Ninh năm thứ 7 liên tiếp dẫn đầu
Tặng chuyến du lịch Hawaii cho chủ thẻ tín dụng LPBank JCB Ultimate
Xuất hiện gói vay ưu đãi với lãi suất chỉ từ 5%/năm
Dân văn phòng được miễn gần 50 loại phí sử dụng dịch vụ ngân hàng
Quản lý tài sản bền vững, nhà đầu tư nên ‘bắt tay’ tổ chức chuyên nghiệp
BIDV ưu đãi khách hàng sử dụng dịch vụ thu chi hộ trên nền tảng InfoPlus
SHB là đại diện ngân hàng VN đầu tiên, duy nhất giành giải thưởng tại Digital CX Awards 2024
Xem thêm