Thứ bảy, 04/01/2025 20:15     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 16/11/2023 10:28

Người trẻ đang thờ ơ với múa rối nước

Múa rối nước là loại hình nghệ thuật độc nhất vô nhị tại Việt Nam thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn bè quốc tế khi du lịch đến nước ta. Tuy nhiên việc đưa môn nghệ thuật này đến với giới trẻ ít nhiều đang gặp khó.

Người Việt ít xem múa rối?

Nhà hát Múa rối Thăng Long nằm ở vị trí trung tâm thủ đô và là nhà hát nhận kỷ lục châu Á vì luôn có buổi biểu diễn 365 ngày/năm . Một khán phòng 300 chỗ ngồi luôn được lấp đầy, nhưng lại hiếm thấy bóng dáng người Việt đến xem biểu diễn.

1

Một buổi biểu diễn rối nước

Chia sẻ với phóng viên, NSƯT Bạch Quốc Khanh, người đã làm việc tại Nhà hát gần 25 năm cho rằng: “Không ít các bạn trẻ còn tự ti với bản sắc dân tộc Việt Nam, nghĩ rằng nó không độc đáo, không có nét riêng, lôi cuốn bằng những dân tộc khác. Có lẽ trong sự phát triển xã hội bây giờ, người ta cứ mải mê chạy theo những cái tiên tiến để hòa nhập với thế giới mà quên mất những cái độc đáo riêng biệt của mình, quên mất cái tạo nên sự khác biệt giữa các nền văn hóa là văn hóa, nghệ thuật truyền thống Việt Nam”.

Bên cạnh đó, chương trình biểu diễn múa rối nước thường là chương trình lặp lại, chỉ tổ chức các màn biểu diễn đặc biệt ở các dịp quan trọng, ngày lễ. Điều này dẫn đến thiếu sức hút cho khán giả Việt, bởi với những người quan tâm và muốn tìm hiểu về nghệ thuật truyền thống Việt Nam không phải là khán giả xem một lần cho biết, không muốn xem đi xem lại một vở diễn đã cũ.

Trách nhiệm kế tục, bảo tồn và phát triển múa rối nước

Để múa rối nước tiếp cận gần hơn với khán giả Việt, đặc biệt là khán giả trẻ để định hình lại vị thế trong lòng người Việt là vấn đề đặt ra cho cả xã hội chứ không chỉ riêng người làm nghề.

Trong công tác giáo dục học đường thời gian qua, các trường học đã phối hợp cùng nhà hát múa rối trên địa bàn Hà Nội thực hiện những chương trình đưa loại hình nghệ thuật múa rối nước vào học đường. Thông qua tích trò, các câu chuyện kể về lịch sử, cổ tích sẽ gieo vào các em những ước mơ, hướng các em đến những giá trị tốt đẹp của cuộc đời và nâng cao chất lượng học tập.

Bên cạnh đó, việc mang nghệ thuật truyền thống múa rối nước đến trường học cũng góp phần nuôi dưỡng nghệ thuật trong những “búp măng non", đồng thời định hướng giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ qua các loại hình nghệ thuật và sân khấu.

2

Nhà hát Múa rối nước Thăng Long phối hợp cùng trường Tiểu Học Nguyễn Siêu tìm hiểu và trải nghiệm về múa rối nước. Không chỉ đến xem chương trình nghệ thuật đặc sắc mà học sinh còn được trải nghiệm tập luyện, tìm hiểu về múa rối nước cùng các nghệ sĩ.

Học sinh không chỉ được xem biểu diễn mà còn được đích thân học và trải nghiệm, tìm hiểu về múa rối nước qua những nghệ sĩ của Nhà hát.

3

Nhà hát Múa rối nước Việt Nam phối hợp cùng trường học quốc tế đem đến cho học sinh cơ hội trải nghiệm múa rối nước.

Theo đánh giá của NSƯT Bạch Quốc Khanh, các trường học đang thực sự nghiêm túc trong quá trình dạy học và lan toả giá trị của nghệ thuật truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc đến lớp trẻ, khêu gợi lòng tự hào, tự tôn dân tộc để học sinh có ý thức trong công cuộc giữ gìn truyền thống văn hoá.

Đưa múa rối nước vào trong giáo dục học đường là một cách để nghệ thuật truyền thống Việt kết nối với thế giới hiện đại, kết nối với thế hệ trẻ để họ có nhận thức, thấu hiểu nét đẹp của nghệ thuật, bản sắc Việt Nam. Từ đó, giới trẻ Việt sẽ có ý thức bảo tồn, tiếp nối và phát triển nét đẹp bản sắc dân tộc Việt.

Đồng thời, các trường học, ban ngành có liên quan cũng cần có các công tác giáo dục, tuyên truyền để không chỉ múa rối nước mà các loại hình nghệ thuật truyền thống khác có cơ hội để văn hoá Việt hoà nhập với quá trình hiện đại hoá của đất nước, sống mãi với đất nước và con người Việt Nam.

Thanh Hiền  
Tài xế xe ôm: Mức xử phạt giao thông mới gây áp lực tài chính với gia đình
Các nước trên thế giới phạt lỗi vượt đèn đỏ như thế nào?
Giá đào tăng nhanh dịp cận Tết
Chiến binh giữa đời thực, hồi sinh hơn 100 'con sông chết'
Nông dân Hải Phòng vớt vát vụ quất Tết
Nhà khoa học tiên đoán gì về công nghệ của năm 2025?
Vì sao tháng 12 Âm lịch được gọi là tháng Chạp?
Hà Nội bắn pháo hoa 5 điểm chào đón Tết Dương lịch 2025
Vì sao ngày 1 tháng 1 được chọn là ngày đầu tiên của năm mới?
Mời trai đẹp xông đất đầu năm
Làng nghề tăm hương 100 năm tuổi tại Hà Nội hối hả vào vụ Tết
Đỉnh Fansipan phủ băng trong ngày cuối năm 2024
Hàng ghế nào trên máy bay an toàn nhất?
Bắc Kạn chuyển trọng tâm Dân số - KHHGĐ sang Dân số và phát triển
 Người đàn ông 39 tuổi nhập viện cấp cứu do hành động dại dột
SGK Lịch sử 11 Cánh Diều: Cầu nối tri thức giữa quá khứ và hiện tại
Gia đình duy nhất ở Hải Phòng giữ nghề gốm truyền thống 350 năm
Đầu tư sân bay, khai thác không gian vũ trụ để kinh tế bứt tốc trong 'kỷ nguyên vươn mình của dân tộc'
Người dân Hà Nội 'đội rét' chờ tham quan Triển lãm Quốc phòng
HLV Yoga Đặng Kim Ba: “Ông hoàng” Yoga online
Xem thêm