Làng gốm Dưỡng Động, Minh Tân có lịch sử hình thành
và phát triển hàng trăm năm. Tuy nhiên, với những biến động của xã hội, từ một làng gốm nổi tiếng nay chỉ còn duy nhất hộ gia đình anh Vũ Mạnh Huy còn giữ được nghề tổ
của cha ông.
Không chỉ đóng vai trò người thợ làm nghề, anh Huy đang gánh trên vai trách nhiệm nối nghiệp và gìn giữ nghề truyền thống của làng.
Xưởng gốm của gia đình anh Vũ Mạnh Huy nằm sát khu lò vôi cũ ở thôn 10, xã Minh Tân Anh Huy chia sẻ: “Gia đình truyền thống làm nghề gốm sứ, đến tôi là đời thứ 3 duy trì nghề. Từ lúc 3 - 4 tuổi đã thấy ông bà, bố mẹ nặn đất để làm gốm nên tôi cũng đam mê và sau được bố mẹ truyền dạy lại. Đến nay, tôi cũng có mấy chục năm gắn bó với nghề làm gốm” Làng gốm Dưỡng Động có tuổi đời ít nhất 350 năm, trước đây nhà nào trong làng cũng có lò gốm. Năm 1962 thành lập HTX gốm sứ Minh Khai có các lò bám sát sườn núi là lò Bầu, lò Rồng, tuy nhiên đến năm 1986 HTX giải thể Anh Huy kể: "Sau khi HTX gốm sứ Minh Khai giải thể, thế hệ các cụ tuổi cao không làm nữa nhưng thế hệ trẻ không ai nối nghề. Nghề gốm quá vất vả, thu nhập không ổn định, sản phẩm của làng không cạnh tranh được với các dòng gốm sứ khác". Từ đôi bàn tay khéo léo, anh Huy đã tạo ra những sản phẩm độc đáo, tinh tế từ chính đất sét của làng Dưỡng Động "Năm 1991, sau khi học xong THPT, trong làng không còn ai làm gốm tôi mới đi tìm đến nơi có làm gốm để xin việc với mục đích vừa làm vừa học hỏi thêm nghề. Nơi ở lâu nhất là ở Bát Tràng. Mãi đến năm 2006 tôi quyết định về làng tiếp tục làm nghề gốm truyền thống", Anh Huy cho biết Hiện tại, xưởng gốm của gia đình anh Huy chủ yếu làm những sản phẩm do người dùng đặt hàng Các sản phẩm của xưởng được đưa đi các địa phương trong TP Hải Phòng và cả miền Trung, vùng cao Tây Bắc Sản phẩm gốm sứ thủ công gia đình anh anh Huy làm thường mang dấu ấn riêng biệt, tỉ mỉ, công phu, kiên nhẫn với từng công đoạn, dồn tâm sức cho những chi tiết dù nhỏ nhất Một góc nhỏ lò nung gốm sứ của gia đình anh Huy Anh Huy chia sẻ thêm: "Trước đây khu xưởng nằm cạnh nhà là đất hàng xóm cho mượn. Hiện tại xưởng chuyển xuống thôn 10 cũng là mảnh đất đi mượn để làm lò và xưởng sản xuất. Dù khó khăn đến mấy tôi cũng quyết giữa nghề truyền thống mà các cụ mất bao nhiêu đời mới gây dựng được. Để hình thành làng nghề không phải một người làm được mà các cụ dày công vun đắp trong mấy trăm năm mới được như ngày hôm nay nên mình rất trân trọng giữ lấy nghề tổ" Bằng sự tâm huyết với nghề gốm truyền thống, anh Huy đã nhận được rất nhiều bằng khen, giấy khen của thành phố và trung ương, trong đó cao quý nhất là danh hiệu nghệ nhân làng nghề Hải Phòng Xưởng gốm của gia đình anh Huy không chỉ là nơi sản xuất, trưng bày sản phẩm mà còn là nơi để những người yêu gốm ở Hải Phòng tìm về với làng nghề truyền thống Hàng năm, xưởng sản xuất gốm của gia đình anh Huy còn đón nhiều đoàn học sinh các trường của TP Hải Phòng đến thực tế, trải nghiệm tìm hiểu về làng nghề làm gốm truyền thống Dưỡng Động Trước thực tại, anh Huy mang trong mình không ít trăn trở khi thế hệ trẻ trong làng không còn ai học nghề làm gốm khiến nghề tổ gốm sứ truyền thống Dưỡng Đông đang đứng trước nguy cơ thất truyền
V. Hùng