Chủ nhật, 23/03/2025 13:39     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 04/01/2025 05:00

Tài xế xe ôm: Mức xử phạt giao thông mới là cần thiết dù gây áp lực tài chính với gia đình

Các tài xế xe ôm tại Hà Nội cho rằng, việc áp dụng mức xử phạt giao thông mới theo Nghị định 168/2024 là cần thiết để thiết lập lại trật tự giao thông nhưng sẽ gây áp lực tài chính với gia đình.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 168/2024 thay thế Nghị định 100 và Nghị định 123 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

Theo đó, rất nhiều hành vi vi phạm giao thông được điều chỉnh mức phạt lên rất cao, thậm chí có những lỗi tăng mức phạt gấp 36-50 so với trước.

Mức xử phạt đối với xe máy từ 1/1/2025
Mức xử phạt đối với ôtô từ 1/1/2025

Với việc áp dụng mức phạt cao hơn đối với các hành vi vi phạm giao thông, Nghị định mới được kỳ vọng sẽ là “chìa khóa” nâng cao ý thức của người tham gia giao thông và giảm thiểu tai nạn.

Đáng chú ý, mức phạt mới này thu hút sự quan tâm của người dân, với nhiều ý kiến đồng tình nhưng cũng không ít lo ngại về áp lực tài chính.

Chia sẻ với PV Gia đình Việt Nam, ông Hoàn - 58 tuổi, làm xe ôm ở đường Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Bình thường tôi sẽ rời khỏi nhà từ 6h30 nhưng hôm nay tôi có khách quen gọi đến chở đi làm từ sớm lúc 6h sáng. Vị khách chia sẻ với tôi rằng, từ khi áp dụng luật mới, mọi người không dám vượt đèn đỏ, không dám đi lên vỉa hè, đi ngược chiều… nên đường sá vào giờ cao điểm càng tắc nghẽn. Để phòng tránh đi làm muộn nên chị ấy gọi tôi chở đi làm sớm hơn 15 phút để kịp tới cơ quan”.

Người dân chấp hành tốt quy định giao thông trong ngày đầu áp dụng Nghị định 168

Theo ông Hoàn, việc tăng mức xử phạt vi phạm giao thông là đúng, là cần thiết nhưng đang quá nặng so với người lao động.

“Tôi đồng tình với việc tăng mức xử phạt để đủ sức răn đe những người vi phạm. Mức phạt nặng sẽ khiến mọi người cẩn thận hơn khi tham gia giao thông. Nếu ai cũng tuân thủ thì tai nạn sẽ giảm đi. Tuy nhiên, tôi cho rằng mức phạt này đang quá cao so với thu nhập của nhiều người, đặc biệt là sinh viên hoặc người lao động phổ thông. Nếu vi phạm, việc chi trả sẽ rất khó khăn”, người đàn ông này cho hay.

Hơn 20 năm làm xe ôm, ông Hoàn kể lại, nhiều khi chở khách, họ rất vội và yêu cầu ông phải đi nhanh, đi tắt hay đi lên vỉa hè để kịp tới nơi, nếu không may bị công an bắt thật thì lúc ấy người chịu phạt vẫn là chủ xe.

"Tôi đi làm xe ôm được 200-300 nghìn đồng/ngày, không đáng là bao nhiêu, mà giờ mức xử phạt toàn mấy triệu đồng, thật sự quá cao và quá khả năng chi trả của tôi" – ông Hoàn nói.

Theo ông Hoàn, tăng mức xử phạt vi phạm giao thông là cần thiết nhưng phải phù hợp với đời sống người dân 

Cũng làm nghề xe ôm được hơn 10 năm, anh Nguyễn Văn Mạnh (Hoài Đức, Hà Nội) luôn tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, gần đây, quy định mới về mức phạt lên tới 6 triệu đồng đối với hành vi vượt đèn đỏ khiến anh có phần "rén".

Anh Mạnh cho hay, việc phạt nặng là liều thuốc đắng, góp phần xây dựng văn hóa giao thông nhưng với những người lao động như anh sẽ là “quá chát” với mức phạt cao như hiện nay.

Anh Mạnh kể, anh vừa đọc báo thấy một nam tài xế xe ôm công nghệ đang chở khách bị Cảnh sát Giao thông dừng do lỗi vượt đèn đỏ. Cuốc xe chỉ có 15 nghìn đồng nhưng lỗi vượt đèn đỏ bị phạt 5 triệu đồng. Anh Mạnh cho rằng mức phạt này quá nặng.

"Tất nhiên chúng tôi không ủng hộ các hành vi vi phạm giao thông nhưng với những người làm xe ôm như chúng tôi cả ngày có kiếm được bao nhiêu đâu. Mức phạt 6-8 triệu đồng, gần bằng, thậm chí hơn cả chiếc xe máy. Bỏ xe thì cũng không bỏ được, mà nộp phạt thì bằng cả tháng đi làm, lấy gì cho gia đình ăn đây" - nam tài xế xe ôm tâm sự.

Quan sát giao thông tại Hà Nội có thể thấy, lực lượng xe ôm công nghệ chiếm một phần khá nhiều và tham gia giao thông phổ biến trong các khung giờ. Vì thế trong những ngày đầu áp dụng Nghị định 168/2024 không ít tài xế xe ôm đã bị xử phạt với vi phạm phổ biến là vượt đèn đỏ.

Nghị định 168/2024 có hiệu lực với mức phạt tiền tăng cao được cho sẽ dần ổn định lại trật tự giao thông vốn đang rất lộn xộn trên các cung đường thủ đô.

Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), trong ngày thứ 2 áp dụng quy định mới (2/1), lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ đã kiểm tra, xử lý 11.488 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; nộp Kho bạc nhà nước 33 tỷ 379 triệu đồng.

Thúy Ngà  
Phù phép hồ sơ để vào 'lò' đào tạo CLB bóng đá Sông Lam Nghệ An
Các xã tại Nghệ An được sắp xếp ra sao?
Bỏng nặng nhập viện do nước thông cống siêu tốc
Chân dung 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024
Xuyên đêm săn “sâm biển” ở xứ Thanh
Công việc độc lạ: Kiếm 135 triệu đồng sau 10 ngày nằm trên giường chơi điện thoại
Hành trình “Phủ Xanh Trường Học” đã đến với 48.000 học sinh trên cả nước
Kiếm tiền tỷ mỗi năm nhờ cõng phụ nữ lên núi
Nghệ An đề xuất đẩy lịch thi vào lớp 10 và tốt nghiệp THPT
Gần 22.000 hộ gia đình tại Nghệ An cần hỗ trợ xây nhà, sửa chữa
Đào đất quanh ngân hàng bán lấy lộc, giá 3 triệu đồng/túi
Công bố kết quả kiểm tra của Bộ Chính trị đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An
Cảnh báo chiêu trò đăng tin kêu gọi từ thiện để lừa đảo
Quảng Ninh: Rừng thông hơn 20 năm tuổi đang 'kêu cứu'
Giáo viên chủ nhiệm trong kỷ nguyên mới phải dám dấn thân, chấp nhận mạo hiểm
Cảnh báo lừa đảo hoàn tiền học phí để đánh cắp tài khoản ngân hàng
Tỉnh Nghệ An có bao nhiêu người đang làm việc tại xã?
Nữ sinh Tài chính làm HLV kỵ xạ, theo đuổi đam mê mạo hiểm
Nữ hiệu trưởng đưa trường vươn tầm nhờ yêu thương học trò như con cháu
Cựu nữ sinh trường Y 6 năm làm nghề tắm trẻ sơ sinh: Thu nhập cao nhưng lắm thị phi
Xem thêm