Thứ tư, 15/05/2024 12:51
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 27/08/2017 18:51

Dịch sốt xuyết huyết chưa được dập tắt, bệnh tay chân miệng lại bùng lên

Số người mắc bệnh tay chân miệng trong các tuần gần đây có chiều hướng tăng và có xu hướng tăng cao trong thời gian tới, do đang là mùa dịch và là thời điểm học sinh bước vào năm học mới.

Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, theo báo cáo giám sát của các địa phương từ đầu năm 2017 đến nay, cả nước ghi nhận 43.162 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 20.063 trường hợp nhập viện, không có trường hợp tử vong.

Tuy nhiên, số người mắc bệnh tay chân miệng trong các tuần gần đây có chiều hướng tăng và có xu hướng tăng cao trong thời gian tới, do đang là mùa dịch và là thời điểm học sinh bước vào năm học mới.

Trước tình hình này, Bộ Y tế đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh, TP chỉ đạo UBND các cấp, huy động các ngành, các tổ chức phối hợp chặt chẽ với ngành y tế triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, ngăn chặn bùng phát dịch tay chân miệng tại địa phương; chỉ đạo sở y tế tăng cường giám sát tình hình dịch bệnh, kịp thời phát hiện sớm các ổ dịch mới, khoanh vùng xử lý triệt để, không để dịch lan rộng, kéo dài.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo, để phòng bệnh tay chân miệng, mọi người cần thường xuyên rửa sạch bàn tay cho trẻ và rửa sạch bàn tay người trông trẻ bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh, thay tã cho trẻ; sau khi hắt hơi, hỉ mũi...

Thường xuyên lau rửa sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, vật dụng học tập bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Đồng thời, cho trẻ mắc bệnh nghỉ học, không đến trường học, nhà trẻ, nơi đông người trong vòng 10 ngày kể từ khi khởi bệnh.

chan-tay-mieng

Bệnh tay chân miệng đang có dấu hiệu bùng phát

Theo PGS. TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, Trưởng Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Hà Nội: Bệnh tay chân miệng có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi, trong đó phổ biến nhất là ở những trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là ở nhóm dưới 3 tuổi. Một điều mà phụ huynh cần chú ý khi trẻ bị tay chân miệng là trong một đợt dịch, trẻ có thể mắc đi mắc lại nhiều lần.

Sau khoảng 3 - 7 ngày tiếp xúc với mầm bệnh, trẻ sẽ có những biểu hiện đầu tiên như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng và có thể bị tiêu chảy. Ở giai đoạn toàn phát, từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10, trẻ sẽ có các triệu chứng đặc trưng như xuất hiện các vết loét đỏ ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi. Lòng bàn tay và lòng bàn chân, đầu gối, mông sẽ có các nốt phỏng đỏ dạng nước. Trẻ sẽ sốt cao và rất dễ xảy ra các biến chứng. Nếu không có các dấu hiệu bất thường thì sau 3 - 5 ngày, bệnh sẽ tự khỏi.

Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có vaccine dự phòng bệnh tay chân miệng, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý phòng tránh bệnh cho con. Nếu trẻ có dấu hiệu sốt, nổi các nốt phỏng nước trên tay, chân thì nên đưa đến các trung tâm y tế, bệnh viện để được kiểm tra kịp thời.

Xuân Thủy  
Acecook Việt Nam tiếp tục đồng hành tuyên truyền an toàn thực phẩm và dinh dưỡng đúng cách
Hơn 130 phụ huynh Hải Phòng được tư vấn về chăm sóc SKSS vị thành niên
Sản phụ sốc phản vệ sau khi uống thuốc hạ huyết áp
Phẫu thuật nội soi thành công cho cụ ông 75 tuổi bị u tiền liệt tuyến
Trường quốc tế gần 200 năm tuổi của Anh tại Vinhomes Ocean Park có gì?
Tự ý rủ hàng xóm tiêm mật gấu chữa xương khớp
Ôn thi giữa nắng nóng kỷ lục: Làm gì giúp sĩ tử tươi mát mỗi ngày để ôn bài hiệu quả?
Vì sao lau nhà xong thường ngửi thấy mùi tanh?
Vietcombank dẫn đầu tại ba cuộc thi của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
Gần 150 golfer Hà Tĩnh đấu giá 2 vật phẩm hơn 350 triệu đồng gây Quỹ Tấm lòng Vàng
Khởi động hành trình Trái tim cho em 2024: Để không em nhỏ nào bị bỏ lại phía sau
Làm gì để bản thân luôn tươi mát giữa mùa thi nắng nóng kỷ lục?
Gần 200.000 sản phẩm nước tinh khiết, 620 khối nước ngọt tiếp tục đến tay người dân Bến Tre, Tiền Giang
Cứu sống cụ ông 75 tuổi mắc nhiều bệnh nền nguy kịch
Sĩ tử hối hả làm mát cơ thể trước nắng nóng mùa cao điểm ôn thi
Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024 “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản”
Khai mạc Lễ hội Làng Sen 2024
Hạnh phúc khi còn mẹ
Giúp sĩ tử làm mát cơ thể để tăng tốc ôn thi dưới “chảo lửa” mùa hè
4 sai lầm làm tủ lạnh dễ hỏng khi sử dụng trong mùa hè
Xem thêm