Thứ ba, 30/04/2024 06:45
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 17/11/2021 19:00

Ngủ ít hơn 6 giờ/ngày hủy hoại sức khỏe nghiêm trọng

Ngủ chiếm 1/3 thời gian của cuộc đời mỗi người. Ngủ càng ít, vòng đời càng ngắn. Điều này cho thấy, nếu ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày sẽ hủy hoại nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn.

Ngủ là một nhu cầu sống còn đối với cơ thể. Trong khi ngủ cơ thể chúng ta tiết ra những hormone quan trọng giúp quá trình chuyển hóa, tích lũy năng lượng cần thiết cho hoạt động trong ngày và quá trình tăng trưởng cơ thể, giúp não bộ sắp xếp lại những thông tin một cách hệ thống, thiết lập và củng cố khả năng ghi nhớ dài hạn của não bộ. Điều này cực kỳ cần thiết để cho cơ thể phát triển và thích nghi với môi trường sống.

Cuộc khảo sát cho thấy những người tuổi trung niên thường ngủ nhẹ, nngười trẻ thường ngủ muộn. Thời gian ngủ trung bình mỗi bình quân đầu người là 6,47 giờ, sau 00 chỉ còn 6 giờ 45 và có không ít người trẻ ngủ ít hơn 6 giờ.

Tổ chức Y tế tiết lộ rằng ngủ không đủ "6 tiếng" có thể gây ra nhiều tổn thương cho cơ thể.

tac hai cua ngi it 1

Tác hại của ngủ ít hơn 6 giờ mỗi ngày đối với sức khỏe (Ảnh minh họa)

Tăng nguy cơ béo phì

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thiếu ngủ sẽ khiến mọi người ăn nhiều hơn, cảm giác nhanh đói, lúc này cơ thể đòi hỏi hấp thụ các loại thức ăn có nhiều dầu, nhiều muối và nhiều đường. Nguyên do là sự tiết ra ghrelin trong cơ thể, khiến người ta ăn nhiều hơn và dễ tăng cân hơn.

Tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thời gian ngủ dài dưới 6 giờ sẽ làm tổn hại hệ thống miễn dịch và làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ, bệnh mạch vành, trầm cảm và các bệnh khác. Nếu thời gian ngủ dài dưới 5,5 giờ, nguy cơ của bệnh Alzheimer sẽ tăng 60,7%. Thời gian ngủ dài dưới 5 tiếng, nguy cơ đột tử sẽ tăng gấp đôi.

Đẩy nhanh quá trình lão hóa

tac hai cua ngu it

Ảnh minh họa

Viện nghiên cứu giấc ngủ của Anh phát hiện ra rằng thời gian ngủ dưới 7 tiếng của phụ nữ trong thời gian dài sẽ khiến tuổi sinh lý của họ già đi từ 3 - 7 tuổi, tình trạng da của họ sẽ già đi từ 6-10 tuổi. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc cố gắng bù đắp cho thiệt hại thông qua việc bổ sung giấc ngủ về cơ bản là không hiệu quả.

Phản hồi chậm

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thiếu ngủ cũng có thể làm giảm 40% khả năng học những điều mới. Thời gian ngủ ít hơn 6 giờ trong 2 tuần liên tiếp tương đương với thức 2 đêm. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bài kiểm tra khả năng đáp ứng và học hỏi của việc ngủ ít hơn 6 tiếng sẽ chậm hơn người ngủ đủ giấc.

Nếu không muốn nhanh lão hóa và xấu đi thì bạn phải bắt đầu bằng một giấc ngủ ngon mỗi ngày bằng cách:

Tuân thủ một lịch trình thường xuyên

Nghiên cứu cho thấy 36% thanh niên mắc chứng mất ngủ thừa nhận mất ngủ là do thức khuya chơi điện thoại di động, vì vậy tốt nhất trước khi đi ngủ bạn nên tránh xa điện thoại di động, ngủ đúng giờ, dậy đúng giờ, tập thể dục hợp lý, tránh thức đêm, chỉ tuân thủ đúng thời gian biểu, tình trạng mất ngủ sẽ dần được cải thiện.

tac hai ngu it 3

Ảnh minh họa

Theo nghiên cứu về sức khỏe giấc ngủ, thời gian ngủ ít hơn 6 tiếng sẽ gây ra những cảm xúc tiêu cực như cô đơn, căng thẳng, sợ hãi, cáu kỉnh, mệt mỏi vì công việc, mệt mỏi khi đi học, thậm chí đau lưng, đau bụng, chóng mặt và các vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy, hãy ngủ đúng và đủ giấc để đảm bảo sức khỏe của chính mình.

-> 6 thói quen xấu ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ

Xem thêm: Thực phẩm giúp cải thiện giấc ngủ (Nguồn: Zing)

Hoàng Ly (T/H)  
Tưởng bị viêm khớp, đi khám phát hiện ra hội chứng ống cổ tay
Mặt biến dạng sau 3 ngày cắt môi hình trái tim
Cách cải thiện mề đay mẩn ngứa từ cây nhà lá vườn
Áo chống nắng dày hay mỏng chống tia UV tốt hơn?
Ngủ bên chồng, mơ làm 'chuyện ấy'... với kẻ lạ
Rách hậu môn, thủng trực tràng do đạp xe
Tin tưởng bạn trai, cô gái sốc khi gặp phải bệnh khó nói
Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ
Đi bộ 11 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong sớm
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Mắc Covid-19 liên tục trong 613 ngày
Xem thêm