Thứ bảy, 22/03/2025 00:34     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 07/07/2014 14:21

Nên học tác giả, tác phẩm nào khi thi văn đại học 2014?

Nên học tác giả, tác phẩm nào khi thi văn đại học 2014 là câu hỏi mà bất kì thì sinh nào cũng thắc mắc trước kì thi.

Nên học tác giả, tác phẩm nào khi thi văn đại học 2014 là vấn đề hết sức quan trọng đối với các thí sinh thi môn văn hai khối C và khối D. Nhiều thí sinh bị lệch tủ dẫn đến bị động trong làm bài thi.

Vấn đề tư tưởng nhân đạo được nhắc đến hầu hết trong các đề thi đại học và tốt nghiệp THPT, đặc biệt là tư tưởng nhân đạo trong các tác phẩm văn xuôi trước năm 1945.

Bao gồm 3 truyện ngắn nổi tiếng: Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Đời thừa + Chí Phèo (Nam Cao), các bài giảng trong chuyên đề đã đi vào phân tích và làm rõ tư tưởng nhân đạo của 3 truyện ngắn này.

Đây được xem là 3 trong nhiều tác phẩm trọng tâm của văn học Việt Nam giai đoạn 30 – 45, nằm trong chương trình Ngữ văn 11, cũng là các tác phẩm xuất hiện nhiều trong đề thi Đại học môn Ngữ văn những năm gần đây. Cụ thể là đề thi các năm 2011, 2012, 2013…

Cả 3 tác phẩm này đều là những đối tượng có thể ra đề thi trong các câu hỏi 2 điểm: về phong cách truyện ngắn của Thạch Lam, Nam Cao qua các tác phẩm này, hoặc một vài chi tiết nổi bật (cảnh đợi tàu, chi tiết bát cháo hành…); câu hỏi 5 điểm: phân tích tư tưởng nhân đạo, phân tích nhân vật, hay so sánh các chi tiết có trong các tác phẩm này với một chi tiết nằm trong một tác phẩm khác (Ví dụ đề thi ĐH khối D năm 2012: so sánh kết thúc truyện Chí Phèo và kết thúc truyện Vợ nhặt)…thậm chí có thể ra cả trong câu nghị luận xã hội 2 điểm: Vấn đề về quyền sống hay tình người ….

Riêng đối với tác phẩm Đời thừa: đây là tác phẩm nằm trong chương trình Ngữ văn 11 Nâng cao, do vậy đề chỉ có thể ra ở câu 5 điểm trong phần tự chọn dành cho Chương trình Nâng cao.

Đề thi môn Văn trong kỳ tuyển sinh năm nay sẽ có đổi mới so với các năm trước, thay vì tái hiện kiến thức, học sinh phải bày tỏ được quan điểm và kiến thức tổng hợp của mình.

Theo PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Bộ GD-ĐT: “Có một số vấn đề mang tính nguyên tắc làm cơ sở cho hướng đổi mới đề thi môn ngữ văn chắc chắn cần phải mạnh dạn quyết định để tiếp cận với tinh thần đổi mới giáo dục (GD) phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

Đó là việc hạn chế cách ra đề theo lối yêu cầu ghi nhớ máy móc nội dung, kiến thức, học thuộc văn mẫu, đánh đố người học... mà tập trung kiểm tra năng lực vận dụng thông qua kỹ năng đọc hiểu, kỹ năng viết, kỹ năng phân tích và trình bày, kỹ năng huy động và vận dụng tổng hợp từ nhiều lĩnh vực các môn học và những hiểu biết xã hội”.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga chia sẻ, đề thi sẽ không yêu cầu học thuộc quá nhiều, tiếp tục ra theo hướng mở và tăng cường tính thực tiễn để phát huy được năng lực thực sự của thí sinh.

Trao đổi về việc đối mới hướng ra đề thi môn Ngữ Văn năm nay, một chuyên gia Văn học ở trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết: Đề thi năm nay vẫn gồm 3 câu. Trong đó:

- Câu 1 sẽ có thể là một phần văn bản đọc hiểu chứ không phải kiểu ra đề thi tái hiện kiến thức như trước đây. Văn bản đó có thể trong sách giáo khoa, có thể ngoài văn bản giáo khoa nhằm giúp cho học sinh không chỉ ghi nhớ kiến thức đơn thuần như trước đây mà còn kiểm tra kiến thức tổng hợp của học sinh về các vấn đề đời sống và xã hội.

- Câu 2 hầu như không có sự thay đổi so với cấu trúc các năm trước.

- Ở câu 3, nội dung đề thi sẽ lồng kiến thức văn học và đời sống, xã hội, yêu cầu học sinh phải bày tỏ quan điểm, cách đánh giá và nhìn nhận của mình về các vấn đề trong cuộc sống.

Câu hỏi sẽ không đơn thuần là phân tích nhân vật, tác phẩm mà sẽ kết hợp lồng ghép với các vấn đề xã hội nhằm nâng cao khả năng tổng hợp kiến thức, nhìn nhận và đánh giá vấn đề của học sinh.

nen-hoc-tac-gia-tac-pham-nao-khi-thi-van-dai-hoc-2014-giadinhonline.vn 1

Nên học tác giả, tác phẩm nào khi thi văn đại học 2014

Theo một Tiến sĩ khoa Ngữ văn, trường ĐH Sư phạm Hà Nội nhận định: yếu ở câu 2 điểm (câu 1). Thay vì hỏi kiến thức văn học sử (về xuất xứ tác phẩm, phong cách – vị trí tác gia, tác phẩm, nhan đề - hoàn cảnh sáng tác…) thì giờ đây câu hỏi đề cập đến các vấn đề của ngôn ngữ trong các tác phẩm (ngữ nghĩa, ngữ pháp, các biện pháp tu từ...).

Các bạn có thể tham khảo đề thi thử đại học 2014 môn Văn trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ

Câu I (3 điểm)

1. (1,5 điểm)

“Từ sau khi Việt Nam hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường, tiềm lực hoa học và công nghệ (KH&CN) của đất nước tăng lên đáng kể. Đầu tư từ ngân sách cho KH&CN vẫn giữ mức 2% trong hơn 10 năm qua, nhưng giá trị tuyệt đối tăng lên rất nhanh, đến thời điểm này đã tương đương khoảng 1 tỷ USD/năm. Cơ sở vật chất cho KH&CN đã đạt được mức độ nhất định với hệ thống gần 600 viện nghiên cứu và trung tâm nghiên cứu của Nhà nước, hơn 1.000 tổ chức KH&CN của các thành phần kinh tế khác, 3 khu công nghệ cao quốc gia ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đã bắt đầu có sản phẩm đạt kết quả tốt. Việt Nam cũng có cơ sở hạ tầng thông tin tốt trong khu vực ASEAN (kết nối thông tin với mạng Á - Âu, mạng VinaREN thông qua TEIN 2, TEIN 4…)…”

(Báo Hà Nội mới, ngày 16/5/2014 - Mai Hà - Ánh Tuyết)

Đọc đoạn văn trên và cho biết:

- Nội dung chính bàn về vấn đề gì?

- Đặt tên cho đoạn văn.

2. Trong đoạn thơ dưới đây tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ gì? Trình bày hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ đó? (1.5 điểm)

Ôi tổ quốc! ta yêu như máu thịt

Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

Ôi Tổ quốc! Nếu cần ta chết:

Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông

(Sao chiến thắng- Chế Lan Viên)

Câu II (3 điểm)

Bài báo “Kiều bào với tình yêu biển đảo quê hương” đăng trên trang báo điện tử ngày 16/5/2014 Đài tiếng nói Việt Nam, Ông Nguyễn Bá Thuật, kiều bào ở Đan Mạch khẳng định: “Một tấc đất, một tấc biển của ông cha để lại, không thể để cho người ngoại quốc kiểm soát!”.

Anh/ Chị có ý kiến gì về nhận định trên trong hoàn cảnh hiện nay.

Câu III (4 điểm)

Trong văn chương, ánh sáng và bóng tối được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật nhằm tạo tình huống truyện, chuyển tải nội dung tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Với những hiểu biết về hai tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân và “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, anh/ chị hãy làm sáng tỏ.

Tags:
Bỏng nặng nhập viện do nước thông cống siêu tốc
Chân dung 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024
Xuyên đêm săn “sâm biển” ở xứ Thanh
Công việc độc lạ: Kiếm 135 triệu đồng sau 10 ngày nằm trên giường chơi điện thoại
Hành trình “Phủ Xanh Trường Học” đã đến với 48.000 học sinh trên cả nước
Kiếm tiền tỷ mỗi năm nhờ cõng phụ nữ lên núi
Nghệ An đề xuất đẩy lịch thi vào lớp 10 và tốt nghiệp THPT
Gần 22.000 hộ gia đình tại Nghệ An cần hỗ trợ xây nhà, sửa chữa
Đào đất quanh ngân hàng bán lấy lộc, giá 3 triệu đồng/túi
Công bố kết quả kiểm tra của Bộ Chính trị đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An
Cảnh báo chiêu trò đăng tin kêu gọi từ thiện để lừa đảo
Quảng Ninh: Rừng thông hơn 20 năm tuổi đang 'kêu cứu'
Giáo viên chủ nhiệm trong kỷ nguyên mới phải dám dấn thân, chấp nhận mạo hiểm
Cảnh báo lừa đảo hoàn tiền học phí để đánh cắp tài khoản ngân hàng
Tỉnh Nghệ An có bao nhiêu người đang làm việc tại xã?
Nữ sinh Tài chính làm HLV kỵ xạ, theo đuổi đam mê mạo hiểm
Nữ hiệu trưởng đưa trường vươn tầm nhờ yêu thương học trò như con cháu
Cựu nữ sinh trường Y 6 năm làm nghề tắm trẻ sơ sinh: Thu nhập cao nhưng lắm thị phi
Cứu sản phụ thoát 'cửa tử' do thai ngoài tử cung góc sừng
Bất ngờ với việc sử dụng tiền thưởng của nữ chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024
Xem thêm