Bài mẫu môn Lịch Sử về chủ quyền biển đảo 2014
Bài mẫu môn Lịch Sử về chủ quyền biển đảo 2014: đề thi đại học tự luận của các môn Khoa học Xã hội như: Văn, Sử, Địa sẽ tăng cường đề thi mở, hạn chế việc học thuộc, nhớ máy móc.
Bài mẫu môn Lịch Sử về chủ quyền biển đảo 2014 giúp thí sinh nghị luận xã hội
Theo dõi thông tin thi đại học môn sử khối C năm 2014 cũng như tra đáp án đề thi đại học môn sử năm 2014 chính thức sớm nhất và nhanh nhất tại:
https://giadinhonline.vn/tuyen-sinh-dh-cd-2014-channel9/.
Tình hình biển Đông luôn là vấn đề nóng kéo dài từ khi Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trong thềm lục địa Việt Nam.
Theo đánh giá chung của Bộ GD-ĐT, đề thi các môn năm nay có nội dung phù hợp với chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình THPT, đáp ứng yêu cầu đổi mới thi theo định hướng đánh giá năng lực. Trong đó, đề thi các môn Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý đều có đề cập tới vấn đề thời sự "nóng" trong những ngày qua: chủ quyền biển đảo.
Ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết: đề thi đại học tự luận của các môn Khoa học Xã hội như: Văn, Sử, Địa sẽ tăng cường đề thi mở, hạn chế việc ra các câu hỏi yêu cầu học sinh phải nhớ máy móc.
Các bạn có thể tham khảo đáp án đề thi tốt nghiệp THPT môn sử năm 2014:
Câu 1 (4,0 điểm)
1. Nội dung Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng
- Xác định đường lối chiến lược cách mạng của Đảng là tiến hành “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
- Nhiệm vụ của cuộc cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam được độc lập tự do; lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông; tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc; tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất…
- Lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức; còn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập, đồng thời phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới.
- Đảng Cộng sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp vô sản – sẽ giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.
2. Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh là: Độc lập và tự do.
Câu 2 (3,0 điểm)
Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước: Học sinh cần trình bày và phân tích được các ý chính như sau
a. Nguyên nhân chủ quan
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự, độc lập tự chủ đúng đắn, sáng tạo, tiến hành đồng thời CMXHCN và CMDTDCND ở miền Nam, linh hoạt kết hợp đấu tranh quân sự - chính trị - ngoại giao
- Nhân dân hai miền có lòng yêu nước, đoàn kết nhất trí, lao động cần cù, dũng cảm. Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, cung ứng kịp thời các yêu cầu của chiến trường.
- Sự phối hợp chiến đầu, đoàn kết giúp đỡ nhau trong đấu tranh chống kẻ thù chung của 3 nước Đông Dương.
b. Nguyên nhân khách quan:
Sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ to lớn của nhân dân các dân tộc anh em, các lực lượng yêu chuộng hoà bình trên toàn thế giới trong đó có nhân dân Mĩ.
Câu 3 (3,0 điểm)
a. Những nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
- Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc)
b. Liên hợp quốc xác định một trong những nguyên tắc hoạt động là giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình vì:
- Hiến chương Liên hợp quốc đã nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hoà bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
- Chỉ có đấu tranh hoà bình mới tạo ra môi trường ổn định, bền vững cho tất cả các quốc gia.
c. Liên hệ Việt Nam: Học sinh có thể liên hệ với tình hình thực tế hiện nay và đưa ra các ý kiến cá nhân
- Trước những biến động hiện nay đặc biệt là khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, Việt Nam cần phải tuân thủ những nguyên tắc ứng xử và luật pháp quốc tế là giải quyết bất đồng và tranh chấp bằng biện pháp hoà bình được đưa trong Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982, tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) đồng thời giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước.
- Phải giữ vững quan điểm đấu tranh hoà bình và có biện pháp đấu tranh bằng pháp lí trên cơ sở giữ vững lập trường kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Cấu trúc đề thi đại học môn Sử khối C năm 2014:
I- Phần chung cho tất cả thí sinh (7,0 điểm)
Câu 1, 2, 3 (7,0 điểm):
1. Lịch sử thế giới từ năm 1917 đến năm 1945 (những nội dung có liên quan đến lịch sử Việt Nam ở lớp 12)
2. Lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000
3. Lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất
4. Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000
II- Phần riêng (3,0 điểm)
(Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu – câu 4.a hoặc câu 4.b)
*Câu 4.a: Theo chương trình chuẩn ( 3,0 điểm)
1. Lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000
2. Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000
*Câu 4.b Theo chương trình nâng cao (3,0 điểm)
1. Lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000
2. Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000
Các bạn cũng có thể tham khảo đề thi đại học môn Sử khối C năm 2014:
Lịch thi đại học đợt 2 năm 2014: