Thứ ba, 07/05/2024 09:08
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 25/12/2023 06:00

Mù mắt, hỏng gan vì thói quen khó bỏ mỗi ngày

Vì thói quen khó bỏ, nhiều người đã phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch, thậm chí có trường hợp bị mất thị lực, suy gan và khó hồi phục.

Những ngày qua Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) liên tiếp nhận bệnh nhân bị ngộ độc rượu methanol (cồn công nghiệp), trong đó có những trường hợp bị mất thị lực hoàn toàn.

Cụ thể, bệnh nhân nam 59 tuổi, quê Thanh Hoá vào Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng mất thị lực. Trước đó ông từng đi khám tại Bệnh viện mắt Trung ương vì mất ánh sáng.

Kết quả thăm khám không cho ra kết quả, nên các bác sĩ giới thiệu sang Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai vì nghi ngờ ngộ độc methanol (cồn công nghiệp).

Theo lời kể của gia đình, người đàn ông này uống rượu nhiều năm nay, mỗi ngày vào bữa sáng ông thường uống 3 ly rượu (mỗi ly khoảng 100 - 120ml).

Trước khi vào viện, ông mua rượu uống tại quán cách nhà hơn cây số, tối đến thấy người mệt mỏi nên ông lên giường nằm nghỉ. Hai ngày sau, ông không uống rượu nhưng tình trạng ngày một nặng hơn. Bệnh nhân đi ngoài liên tục, kèm nôn mửa, đến tối cùng ngày thì mất hẳn thị lực, không nhìn thấy bất kỳ thứ gì xung quanh.

Ông được chẩn đoán mất thị lực do ngộ độc methanol. Ngoài ra, do bệnh nhân uống rượu trong một thời gian dài dẫn tới xơ gan, mất chức năng tủy.

z49985384746577bb3e8641a1656fe20dd2c7954a6e6e7-11452484

Thói quen ăn sáng uống rượu khiến người đàn ông mất hẳn thị lực vì ngộ độc rượu pha cồn methanol.

Một trường hợp khác 69 tuổi, quê Vĩnh Phúc cũng bị ngộ độc do uống phải rượu pha cồn methanol. Theo đó, người đàn ông này uống trung bình 1 lít rượu/ngày.

Trước một ngày nhập viện, ông nhờ cháu gái đi mua 1 lít rượu tại một quán gần nhà. Sau khi uống say, ông lên giường đi ngủ. Ngày hôm sau tỉnh dậy, bệnh nhân bị mất thị lực.

Ông được đưa tới viện cấp cứu do nghi ngờ ngộ độc methanol. Kết quả xét nghiệm nồng độ methanol trong máu bệnh nhân rất cao. Bệnh nhân xuất hiện những cơn vật vã, kích thích ảo giác do nghiện rượu.

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, cả 2 trường hợp bệnh nhân đều uống phải rượu pha cồn công nghiệp methanol gây ra ngộ độc.

"Đối với 2 trường hợp bệnh nhân này, tiên lượng phục hồi xấu do quá trình tổn thương nhiều ngày mới tới bệnh viện", bác sĩ Nguyên nói.

Theo bác sĩ Nguyên, methanol khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành axit formic. Đây là chất gây tổn thương não, mù mắt và loạt hậu quả khác. Quy trình chuyển hóa gây độc của methanol thường diễn ra chậm và sẽ càng đặc biệt chậm khi trong máu có cả thành phần rượu ethanol (rượu tự nấu) do ethanol cạnh tranh chuyển hóa với cồn nghiệp methanol.

"Cồn công nghiệp methanol được đào thải rất chậm, kết hợp với chuyển hóa bị chậm nên chất độc tồn tại trong cơ thể tới hàng tuần sau và nguy cơ gây tổn thương mắt và não ở nhiều ngày sau nếu không được điều trị", vị bác sĩ cho hay.

Ruou-Bia

Các trường hợp ngộ độc methanol thường phát hiện muộn và để lại nhiều hậu quả đáng tiếc (Ảnh minh họa)

Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, rất khó có thể phân biệt được rượu chứa methanol và rượu thông thường. Chỉ một điểm là rượu pha methanol sẽ có vị hơi ngọt chứ không đắng như rượu thông thường.

Uống rượu chứa methanol cũng gây say giống như rượu thông thường. Chỉ đến khi xuất hiện các triệu chứng ngộ độc điển hình thì mới khẳng định được việc đã uống phải rượu có methanol.

Tuy nhiên, các triệu chứng này thường xuất hiện rất muộn. Đây cũng là lý do các trường hợp ngộ độc methanol ghi nhận ở nước ta thường để lại hậu quả rất đáng tiếc.

Sau khi methanol thâm nhập vào cơ thể, phải mất ít nhất 8 tiếng và đa phần là 1 - 2 ngày sau thì cơ thể mới xuất hiện các triệu chứng rõ rệt của ngộ độc methanol như mờ mắt, lơ mơ, lú lẫn, thở nhanh và thở sâu như bị khó thở, co giật và dần hôn mê.

Bác sĩ Nguyên chia sẻ, trong dịp cuối năm và sau kỳ nghỉ tết số lượng bệnh nhân ngộ độc rượu methanol thường gia tăng. Mọi người cần nâng cao cảnh giác, đề phòng tác hại của rượu nói chung và ngộ độc rượu methanol nói riêng

Để phòng ngừa ngộ độc methanol, bác sĩ khuyến cáo:

- Hạn chế uống rượu để tránh uống phải rượu có methanol.

- Nếu uống rượu, cần uống rượu có nguồn gốc rõ ràng, nên mua rượu tại những nơi có địa chỉ phân phối, siêu thị.

- Bên cạnh đó cũng cần phải có sự quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng. Không bán các loại cồn đốt tại các hiệu thuốc.

-->> Uống rượu xong gặp 3 triệu chứng này cần bỏ ngay và luôn

Thúy Ngà  
8 lợi ích bất ngờ từ việc ôm đối phương
Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?
Ăn yến sào hàng ngày được không, nên ăn thế nào cho tốt?
Bí quyết hết nặng ngực, đau nhói tim do suy tim
Lạm dụng đồ uống có đường nhân tạo tăng 20% nguy cơ mắc bệnh tim
Quý ông mất bản lĩnh do... thể thao
Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?
Dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh mà 99% bị bỏ qua
Phút dại dột sau mâu thuẫn gia đình
Nữ bệnh nhân 17 tuổi suýt chết do biến chứng thủy đậu
30 tuổi không chịu lập gia đình, mẹ đưa vào viện tâm thần phát hiện điều không ngờ
Khám miễn phí cho trẻ đặc biệt nhân Tháng Tự kỷ Thế giới
Điều gì xảy ra với cơ thể khi luôn ăn tối trước 19h?
Phát hiện bệnh nguy hiểm từ những lần đổ mồ hôi bất thường
Tại sao nên sử dụng thực phẩm bổ sung để hỗ trợ sức khỏe âm đạo?
2 người tử vong do nắng nóng: Bác sĩ chỉ dấu hiệu cần đề phòng
4 biện pháp phòng ngừa tránh say nắng cực hiệu quả
Có nên tắm nhiều lần để giải nhiệt khi trời nắng nóng?
Hầu hết người già sống tới 80 không làm 4 điều này ở tuổi 60
Mỗi tối ăn 1 tép tỏi, điều kỳ diệu gì xảy ra với cơ thể bạn?
Xem thêm