Mầm mống gây ung thư từ 8 thực phẩm tích trữ lâu ngày trong tủ lạnh
Theo thói quen của nhiều bà nội trợ Việt, hầu như các loại thực phẩm dùng chưa hết, chưa cần dùng đến đều bảo quản trong tủ lạnh. Trên thực tế, không phải thực phẩm nào tích trữ trong tủ lạnh cũng tốt.
Trong bối cảnh hạn chế đi lại giữa đại dịch COVID-19, nhiều gia đình đã lựa chọn việc mua thật nhiều đồ ăn tích trữ trong tủ lạnh. Tuy nhiên, thực phẩm càng để lâu trong tủ lạnh càng mất giá trị dinh dưỡng, thậm chí gia tăng nguy cơ ngộ độc.
Dưới đây là 8 thực phẩm thà bỏ đi chứ không nên bảo quản trong tủ lạnh các bà nội trợ cần lưu ý.
Chuối

Ảnh minh họa
Nhiệt độ lạnh sẽ làm chậm quá trình chín của chuối. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ quá lạnh, nó có thể khiến chuối bị mềm nhũn và ăn có vị hơi cay khi chín. Do vậy, chuối xanh cần được giữ ở nhiệt độ phòng. Còn nếu chuối đã chín mà bạn không ăn kịp, bạn có thể bảo quản chúng trong ngăn lạnh. Khi đó vỏ chuối sẽ tiếp tục chuyển sang màu nâu, nhưng trái cây vẫn rất hoàn hảo.
Mật ong
Bản thân mật ong là một chất bảo quản tự nhiên rất tốt, do vậy bạn chỉ cần dự trữ mật ong trong môi trường bình thường, nó vẫn giữ được phẩm chất và hương vị hiệu quả nhiều năm. Bảo quản mật ong trong tủ lạnh sẽ làm tăng tốc độ kết tinh của đường, biến mật ong thành hình dạng giống như bột, rất khó khăn để sử dụng.
Khoai tây
Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Mỹ khuyến cáo khoai tây là thực phẩm hàng đầu không được để trong tủ lạnh.

Ảnh minh họa
Khi khoai tây được lưu trữ trong tủ lạnh, tinh bột trong khoai tây sẽ được chuyển hóa thành đường. Khi nướng hoặc chiên, các loại đường này kết hợp với axit amin asparagine và tạo ra acrylamide hóa học, có thể gây ung thư.
Bạn nên bảo quản khoai tây ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Bánh mì
Bánh mì sẽ dễ dàng bị khô và cứng ở nhiệt độ thấp, đặc biệt nhanh chóng bị nấm mốc nếu môi trường tủ lạnh không sạch sẽ. Bạn nên bảo quản bánh mì ở nhiệt độ phòng và sử dụng tối đa trong vòng 4 ngày.
Rau đã nấu chín
Đừng bao giờ vì tiếc của mà tích trữ rau luộc, rau xào trong tủ lạnh qua đêm, vì vào ngày hôm sau hàm lượng nitrite của rau sẽ vượt quá giới hạn tiêu chuẩn. Đáng nói, nitrite chính là một chất đã được WHO công nhận là có khả năng gây ung thư.

Ảnh minh họa
Lời khuyên cho bạn là nên ăn rau xanh trong vòng 4 giờ sau khi chế biến, nhất là vào mùa hè.
Khoai lang
Giống như khoai tây, bảo quản khoai lang trong tủ lạnh sẽ làm thay đổi thành phần của tinh bột trong khoai lang, làm chúng bớt ngon lành, bổ dưỡng.
Khoai lang nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi thông thoáng, mát mẻ.
Hành tây

Ảnh minh họa
Giống như cà chua, hành tây có xu hướng bị mềm đi hoặc nấm mốc nếu để trong tủ lạnh quá lâu. Đặc biệt, nếu hành tây đã được cắt nhỏ, chúng sẽ bị khô ngay kể cả khi bạn đã bọc chặt. Ngoài ra, hành tây có mùi rất hăng, có thể lây lan trong môi trường kín như tủ lạnh, làm cho toàn bộ thực phẩm khác đều bị nhiễm mùi. Bản thân hành tây cũng sẽ mất đi hương vị riêng của nó.
Trứng vỡ
Vỏ trứng có thể chứa vi khuẩn Salmonella. Nếu bạn bảo quản trứng vỡ trong tủ lạnh có thể gây nhiễm khuẩn chéo từ trứng sang các thực phẩm khác, nguy hiểm hơn khi vi khuẩn này xâm nhập vào bên trong trứng.
-> Bất ngờ với 9 loại thực phẩm gây ung thư