Thứ bảy, 31/05/2025 17:39     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 04/03/2025 14:42

Khuyên lưỡi rơi vào dạ dày khi ăn cơm

Cô gái 19 tuổi đang ăn thì bất ngờ chiếc khuyên đeo ở lưỡi rơi ra theo thức ăn nuốt xuống dạ dày và phải nhập viện cấp cứu.

Khoa Cấp cứu tiêu hoá - Bệnh viện TW Quân đội 108 mới đây đã tiếp nhận và cấp cứu nhiều trường hợp bệnh nhân bị mắc dị vật kim loại trong quá trình ăn uống.

Trường hợp thứ nhất, cô gái 19 tuổi đang ăn bất ngờ chiếc khuyên đeo ở lưỡi rơi ra theo thức ăn nuốt xuống dạ dày và được đưa vào viện 2 giờ sau đó.

Ảnh CT bụng cho thấy dị vật kim loại kích thước 2 cm nằm trong lòng dạ dày bệnh nhân, nghi ngờ đâm vào thành dạ dày.

"Dị vật khi di chuyển có thể gây thủng đường tiêu hóa", TS.BS. Ngô Thị Hoài - Phó Chủ nhiệm Khoa Cấp cứu Tiêu hóa cho biết.

Các bác sĩ tiến hành nội soi gắp dị vật ra cho bệnh nhân.

Các bác sĩ quyết định nội soi gắp dị vật cấp cứu mặc dù bệnh nhân vừa ăn 2 giờ nên thức ăn chưa tiêu hóa. Sau khoảng 90 phút bơm nước vào dạ dày hút thức ăn ra, cuối cùng bác sĩ cũng gắp được dị vật ra ngoài.

Trường hợp thứ 2 là bệnh nhân nam (76 tuổi), trong khi ăn thịt gà đã nuốt phải một mảnh xương gây cảm giác nghẹn cứng và rất chói sau xương ức. Bác sĩ quyết định soi thực quản dạ dày cấp cứu, khi soi thấy một dị vật xương gà cắm ngang thành thực quản.

Tại vị trí này, khi rút xương ra ngoài rất dễ gây thủng thực quản, đâm xuyên vào các mạch máu lớn gần tim hoặc rơi vào đường thở. Sau 35 phút chọn lựa cách gắp xoay chiều mảnh xương đã được lấy ra ngoài không gây bất cứ một tổn thương nào cho bênh nhân.

Dị vật được các bác sĩ lấy ra.

TS.BS. Ngô Thị Hoài - Phó Chủ nhiệm Khoa Cấp cứu Tiêu hóa - Bệnh viện TW Quân đội 108 cho biết, tai nạn hóc dị vật đường tiêu hóa có thể gặp phải khi vừa ăn vừa nói như xương gà, xương cá.

Bên cạnh đó, tai nạn cũng có thể xảy ra khi do thao tác tháo lắp như hàm giả của người già, khuyên đeo lưỡi của người trẻ. Đôi khi do nuốt phải như đồng xu, bàn chải đánh răng, kim băng...

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, khi gặp những trường hợp như vậy người dân nên đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để lấy dị vật ra ngoài.

Nếu không lấy kịp thời, dị vật có thể đâm thủng đường tiêu hóa, nặng hơn thì có thể gây nhiễm khuẩn, áp xe trung thất hay trong ổ bụng, viêm phúc mạc, diễn biến nặng nguy cơ đe dọa tính mạng.

Khi ăn nên nhai kỹ, ăn từ từ, ăn xong mới nói. Không nên đeo khuyên lưỡi vì tính thẩm mỹ và không an toàn. Khi nuốt phải dị vật, tuyệt đối không tự xử lý ở nhà mà cần đến cơ sở y tế ngay.

Nam Anh  
Long Châu kết hợp GSK đưa thuốc điều trị hô hấp, viêm tai giữa cho trẻ em Việt Nam
Bé trai 3 tuổi nhập viện gấp do tự điều trị cúm B tại nhà
Những bệnh lý tai mũi họng phổ biến nhất ở trẻ vào mùa hè
Phân loại u xơ tử cung hiện nay như thế nào?
Sản phụ 30 tuổi 'vượt cạn' cùng khối u xơ tử cung nặng 1,6kg
Xuyên đêm lấy đa tạng từ người chết não, ghép thận thành công cho 2 bệnh nhân
Thủng ruột và nội tạng do nuốt phải xương cá
Thường xuyên mệt mỏi, ợ chua, đi khám phát hiện cùng lúc 5 bệnh nguy hiểm
Loại bỏ khối u tuyến giáp chiếm trọn vùng cổ của cụ bà 71 tuổi
Biến chứng viêm mũi xoang cấp sau thời gian tự mua kháng sinh điều trị
Cứu sản phụ 40 tuổi bị suy thai cấp nguy kịch
Nhà thuốc An Khang triển khai hệ thống tra cứu trực tiếp dữ liệu thuốc
Cứu sống cụ ông 71 tuổi bị tràn dịch màng ngoài tim do lao
Bệnh viện tư nhân đầu tiên tại TP.HCM đạt Chứng nhận Vàng từ Hội Đột quỵ thế giới
Người phụ nữ 48 tuổi mang khối u xơ tử cung nặng 1,2kg
Ghép gan thành công cho bệnh nhi 8 tháng tuổi từ người hiến chết não
Diễn biến mới nhất sự việc 'nộp đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định: Bệnh viện nhận trách nhiệm, đình chỉ công tác nhân viên
Bệnh viện ĐK tỉnh Nam Định nói gì khi bị 'tố' yêu cầu đóng đủ viện phí mới cấp cứu cho cháu bé tai nạn?
Xem thêm