Thứ sáu, 22/11/2024 22:37     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 22/08/2024 05:00

Mắc ung thư do tự ý dùng thuốc sau chuyển giới

Tự ý dùng thuốc sau phẫu thuật chuyển giới, bệnh nhân 27 tuổi đau vùng ngực phải kéo dài kèm tê bì tay, bác sĩ kết luận ung thư tuyến vú giai đoạn 3.

Chia sẻ với PV Gia đình Việt Nam, bác sĩ Đoàn Dư Mạnh, Khoa Tim mạch Lồng ngực và Ung Bướu, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết, bệnh nhân 27 tuổi (Hà Nội) sau khi phẫu thuật chuyển giới đã tự ý dùng thuốc. Khi cơn đau vùng ngực phải kéo dài kèm tê bì tay, người bệnh nghĩ là triệu chứng bình thường sau mổ nên không đến viện.

Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe vẫn không có dấu hiệu cải thiện, bệnh nhân mới tìm đến bác sĩ.

Chia sẻ về trường hợp trên, bác sĩ Mạnh thông tin kết quả sinh thiết xác định bệnh nhân mắc ung thư tuyến vú giai đoạn 3, khối u không chỉ tăng kích thước nhanh mà còn xâm lấn cơ ngực lớn, di căn hạch. Bác sĩ chỉ định phẫu thuật, hóa xạ trị nhiều lần, tiên lượng rất dè dặt.

Tự ý sử dụng thuốc sau phẫu thuật chuyển giới cực kỳ nguy hiểm (Ảnh minh họa)

Một trường hợp chuyển giới nữ khác, 31 tuổi, tự sử dụng hormone không có hướng dẫn của bác sĩ. Khi thấy khó thở kéo dài kèm nói khàn, người bệnh nghĩ do tác dụng phụ sau phẫu thuật nên tự tìm hiểu và mổ chỉnh lại thanh quản.

“Kết quả chụp chiếu, xét nghiệm phát hiện người này bị ung thư tuyến giáp di căn phổi, tràn dịch màng phổi hai bên, tiên lượng sống ngắn”, bác sĩ Mạnh thông tin.

Theo vị bác sĩ, điểm chung ở hai trường hợp trên đều sử dụng hormone sai cách, quá liều trong thời gian dài, gần như không khám tầm soát sức khỏe và bỏ qua các triệu chứng ban đầu của bệnh.

Bác sĩ Mạnh nhận định mối liên quan giữa sử dụng hormone chuyển giới sai cách và sự gia tăng tỷ lệ ung thư trong cộng đồng người chuyển giới là vấn đề ít được quan tâm ở Việt Nam. Trong khi đó, các nước phát triển đã có nhiều nghiên cứu về tình trạng này.

Thông tin từ cơ sở dữ liệu Giám sát, Dịch tễ học (SEER) của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ cho thấy trường hợp phát hiện ung thư đầu tiên của người chuyển giới được ghi nhận từ năm 1973. Đến nay, nhiều công trình chỉ ra tỷ lệ mắc ung thư của nhóm này cao gấp 3-4 lần so với người bình thường.

Nghiên cứu tại Hà Lan đăng trên tạp chí BMJ năm 2019 cũng cho thấy bằng chứng phụ nữ chuyển giới có nguy cơ mắc ung thư vú cao. Họ cần tuân theo các hướng dẫn tầm soát ung thư vú.

Với người chuyển giới nữ, bất kỳ loại hormone nữ hóa nào cũng có nguy cơ gây ung thư giống nhau. Hormone nữ tính dẫn đến sự phát triển của các mô vú, điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh, bao gồm khối u trong mô vú, cảm giác đau tức, sưng, dịch tiết núm vú, thay đổi đột ngột về kích thước hoặc hình dạng vú.

Thực tế, người chuyển giới phải sử dụng hormone thường xuyên trong suốt cuộc đời, không chỉ tác động đến các yếu tố phụ của giới tính như lông, râu, tóc, mô mỡ trên cơ thể, mà còn tiềm ẩn những rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý. Các rủi ro phổ biến gồm huyết khối tĩnh mạch, sỏi mật, tăng men gan, tăng cân, triglycerid máu cao, bệnh lý tim mạch, đặc biệt là ung thư.

Tuy nhiều, nhiều trường hợp mang tâm lý e ngại, sợ kỳ thị, chủ quan với các dấu hiệu ban đầu của bệnh, dẫn đến không khám hoặc khám muộn, làm chậm cơ hội điều trị.

Mặt khác, đa số người chuyển giới tự sử dụng hormone theo hướng dẫn trong hội nhóm hoặc trên các mạng xã hội, tự mua thuốc từ các nguồn không xác định, dẫn đến tình trạng rối loạn hormone, đặc biệt quá liều.

“Do đó, người chuyển giới không được tự ý điều chỉnh liều lượng thuốc. Việc này cần được tính toán kỹ lưỡng từ phía bác sĩ có chuyên môn sâu, được cá thể hóa với từng bệnh nhân, từng giai đoạn trước và sau phẫu thuật.

Bệnh nhân cần có ý thức tầm soát sức khỏe định kỳ, đặc biệt tầm soát ung thư 1-2 lần/năm. Tránh xa các yếu tố nguy cơ khác như thuốc lá, rượu bia, ô nhiễm để được kéo dài tuổi thọ”, bác sĩ Mạnh khuyến cáo.

Thúy Ngà  
Kết hợp chặt chẽ viện - trường, đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú để nâng chất lượng nhân lực y tế
Bí quyết hết đau lưng do gai cột sống của cô Miện
Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ và cách cải thiện
TPBVSK K3 đóng góp vào thành công giải Golf Vòng tay nhân ái lần thứ 2
Tìm hiểu về polyp thanh quản và cách cải thiện hiệu quả
Vai trò của y tế tại các giải đấu thể thao
3 phụ nữ Việt trên 50 tuổi lại có 1 người mắc bệnh loãng xương
Suy thận độ 2, phù như cây chuối hột - Thử cách này!
Tiểu đêm nhiều có phải do thận kém?
26 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ lần khám sức khoẻ định kỳ
Bé 22 tháng tuổi nuốt hạt táo đỏ bị thủng ruột
Mổ thay khớp háng có tốt không, để lại những biến chứng gì?
Gia tăng trẻ viêm màng não khi thời tiết thay đổi: Dấu hiệu nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Bí quyết khắc phục chậm nói, tăng động, khó ngủ ở trẻ
Nhiễm Herpes lây sang cả chồng sau lần đến spa
Chảy nước dãi khi ngủ cảnh báo bệnh gì?
Luôn nghĩ mình tài giỏi, cô gái trẻ 'té ngửa' khi đi khám bác sĩ tiết lộ điều này
Người già gãy xương khớp háng nguy hiểm thế nào, phòng tránh ra sao?
Hơn 30.000 người Việt tử vong do tai nạn thương tích mỗi năm
Trẻ mắc sỏi bàng quang hiếm gặp do bố mẹ tự ý chữa tại nhà
Xem thêm