Thứ ba, 17/09/2024 09:05     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 23/07/2024 07:00

Mắc đủ loại bệnh do thói quen dùng điện thoại ở 4 thời điểm

Bên cạnh lợi ích ai cũng công nhận thì điện thoại di động tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe, nhất là khi dùng sai cách hay sai thời điểm.

Không dùng điện thoại khi ăn uống

Trên điện thoại có rất nhiều bụi bẩn và vi khuẩn, chúng ta có thể vô tình đưa chúng vào miệng thông qua quá trình ăn uống. Sử dụng điện thoại di động trong khi ăn sẽ làm mất tập trung, não bộ cần xử lý thông tin về thực phẩm và thông tin trên màn hình điện thoại cùng lúc, điều này có thể dẫn đến chứng khó tiêu.

Hơn nữa, việc chơi điện thoại di động trong khi ăn thường khiến thức ăn được tiêu thụ một cách vô thức, từ đó làm tăng nguy cơ béo phì.

Quan trọng nhất, bàn ăn là nơi giao lưu quan trọng. Ăn tối cùng gia đình và bạn bè có thể nâng cao tình cảm và trao đổi ý tưởng. Sử dụng điện thoại di động trong khi ăn sẽ giảm sự tương tác và giao tiếp với người khác. Việc sử dụng điện thoại di động trong khi ăn cũng có thể để lại ấn tượng là thiếu lịch sự và thiếu tôn trọng người khác, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các cá nhân.

Ảnh minh họa

Không dùng điện thoại trước khi đi ngủ

Nhiều người có thói quen nghịch điện thoại di động để thư giãn trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, việc này cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm.

Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại di động sẽ ức chế sự tiết ra melatonin, một loại hormone giúp cơ thể đi vào trạng thái ngủ. Khi sự tiết melatonin giảm, chất lượng giấc ngủ của con người sẽ giảm.

Khi chơi điện thoại di động trong môi trường tối, mắt bạn cần phải tập trung lâu vào phông chữ và hình ảnh nhỏ trên màn hình, điều này có thể gây mỏi mắt, thậm chí gây ra các bệnh về mắt như hội chứng khô mắt, cận thị.

Nghiên cứu từ Thư viện Y học Quốc gia Mỹ còn cho thấy dùng điện thoại ngay trước khi đi ngủ khiến bạn tăng tiểu đêm, mệt mỏi vào ngày hôm sau ngay cả khi đã ngủ đủ giấc. Lặp lại lâu ngày gây ra mất ngủ mãn tính, suy giảm trí nhớ, tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và bệnh về thần kinh khác. Ngoài ra, hormone melatonin bị ức chế quá lâu có thể gây suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc ung thư do gốc tự do phát triển nhanh hơn.

Ảnh minh họa

Không dùng điện thoại khi đi vệ sinh

Việc dùng điện thoại di động sẽ khiến con người vô thức kéo dài thời gian đi vệ sinh. Quá trình đại tiện ban đầu chỉ mất vài phút nhưng có thể phải mất từ ​​​​20 – 30 phút, tăng nguy cơ bị trĩ.

Thói quen này cũng khiến chức năng sàn chậu bị ảnh hưởng, đặc biệt là các cơ quan như ruột, bàng quang, âm đạo. Nguyên nhân là do ngồi quá lâu ở 1 tư thế khiến cho cơ sàn xương chậu không còn đủ khỏe để nâng đỡ các cơ quan trên.

Không dùng điện thoại khi đang sạc

Hành động sử dụng điện thoại trong khi sạc rất nguy hiểm bởi nguy cơ cháy nổ, bị điện giật. Do vừa sạc vừa dùng khiến điện thoại sẽ phải tiêu thụ một nguồn năng lượng lớn, tăng nhiệt độ quá mức. Thói quen này còn làm giảm tuổi thọ của thiết bị sạc, chiếc điện thoại của bạn..

Điều này càng dễ xảy ra với các loại điện thoại, pin sạc không có chế độ tự ngắt khi pin đầy hoặc pin quá nóng. Hay trong trường hợp người dùng vừa sạc vừa chơi các loại game nặng, chiếm dụng nhiều bộ nhớ. Càng nguy hiểm hơn nếu bạn dùng những loại pin, sạc trôi nổi không rõ nguồn gốc.

Các chuyên gia cũng nhắc nhở rằng ngay cả với sạc đảm bảo chất lượng thì vẫn tiềm ẩn nguy cơ giật điện cao. Do đa phần các thiết bị này có lớp sơn cách điện mỏng chỉ khoảng 1 micromet đến đầu cắm sạc. Chỉ cần sơ sẩy để lớp sơn này bong ra, khả năng bị điện giật chết người từ việc sờ vào các đầu cắm sạc cũng rất lớn.

T. Linh (Theo Aboluowang)  
Cách giảm đường huyết từ 13 về 6.6mmol/l chỉ sau 3 tháng
Thực hư bổ sung vitamin tổng hợp làm tăng nguy cơ tử vong
Hút chân không thực phẩm cứu trợ lũ lụt dễ sinh vi khuẩn cực độc
2 mẹ con cùng mắc ung thư sau thời gian dùng khung lốp xe ô tô làm bếp nướng
'Căng da bụng, chùng da mắt' có thể là dấu hiệu bệnh nguy hiểm
Hiểu về viêm thanh quản mạn và cách cải thiện hiệu quả
Viêm gân cơ trên vai, bệnh lý ngày càng phổ biến của người Việt
Bệnh thủy đậu lây qua những con đường nào?
Asen là gì, tại sao nước có asen?
Bộ Y tế: Thông tin xử phạt người độc thân là 'sai sự thật, cố tình xuyên tạc'
Người phụ nữ nhiễm 5 loại giun sán vì món ăn nhiều người ưa thích
Uống dầu cá giảm cân được không?
3 thay đổi ở mũi cảnh báo bệnh hiểm nghèo
Đổ mồ hôi có đốt cháy calo, giảm béo không?
5 dấu hiệu trên bàn tay cảnh báo vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng
Người già có nên giảm cân không, duy trì cân nặng thế nào?
33 tuổi bị đột quỵ do dùng thuốc theo “kinh nghiệm” của người chuyển giới
Mắc ung thư do tự ý dùng thuốc sau chuyển giới
5 thói quen âm thầm gây hại cho 'não bộ', đặc biệt điều số 3
Hết sạn thận, tiểu bọt, cải thiện chức năng thận hiệu quả
Xem thêm