Thứ năm, 28/03/2024 09:16
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 23/03/2022 06:30

Khó thở, hụt hơi hậu COVID-19: 3 việc cần làm để cải thiện sức khoẻ

Hậu Covid-19 nhiều người phải đối mặt với tình trạng khó thở, hụt hơi kéo dài. Chuyên gia khuyến cáo 3 việc cần làm ngay để phòng di chứng và cải thiện sức khỏe.

Bên cạnh việc số ca nhiễm tăng nhanh thì vấn đề hậu Covid-19 được nhiều người quan tâm. Rất nhiều F0 sau khi khỏi bệnh gặp các triệu chứng kéo dài tới vài tuần, thậm chí tới vài tháng.

Empty

Hậu Covid-19, nhiều người phải đối mặt với tình trạng khó thở, hụt hơi kéo dài (Ảnh minh họa)

PGS.TS.BS Phan Thu Phương - Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết các triệu chứng hay gặp hậu Covid-19 biểu hiện ở đa cơ quan, trong đó các biểu hiện về hô hấp là phổ biến.

Có cả những trường hợp khi mắc bệnh thì biểu hiện nhẹ nhưng sau khi âm tính mới bắt đầu có các triệu chứng nặng hơn.

Bác sĩ Phương cho rằng nhiều người trẻ không có triệu chứng khi nhiễm bệnh vẫn có thể mắc hội chứng hậu Covid-19. Do đó, người bệnh cần theo dõi những biểu hiện bất thường của bản thân, không nên chủ quan, đặc biệt là các biểu hiện về đường hô hấp.

Những nhóm người có nguy cơ cao mắc hội chứng hậu Covid-19

Theo các chuyên gia, có 3 nhóm người nguy cơ cao mắc hội chứng hậu Covid-19. Cụ thể:

- Người trên 60 tuổi, có các bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen, bệnh thận mạn tính, bệnh gan mạn tính, bệnh máu mạn tính, ung thư, suy giảm miễn dịch…

- Người bệnh có chỉ định liệu pháp oxy tại nhà, đặc biệt là nhóm người bệnh nặng phải hỗ trợ thở máy trong thời gian bị nhiễm Covid-19.

- Người chưa tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 cơ bản.

20220219091501-12article

Người trên 60 tuổi có các bệnh nền, người chưa tiêm đủ liều vaccine,... có nguy cơ cao mắc hội chứng hậu Covid-19 (Ảnh minh họa)

Việc cần làm để dự phòng hậu Covid-19

PGS Phan Thu Phương đưa ra 3 khuyến cáo để dự phòng di chứng hậu Covid-19 cho người bệnh gồm:

Thứ nhất, tiêm vắc xin để phòng nhiễm bệnh. Đây là điều đầu tiên và quan trọng nhất phải làm.

Thứ hai, nếu không may bị nhiễm bệnh, người bệnh cần tuân thủ khai báo y tế tại địa phương để được quản lý, phân tầng với các mức độ từ không triệu chứng đến mức độ nhẹ, trung bình và nặng.

Theo dõi sức khỏe nếu phát hiện bất cứ một trong những dấu hiệu bất thường như khó thở, thở hụt hơi hoặc ở trẻ em có dấu hiệu bất thường, như:

– Thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít;

– Nhịp thở ở người lớn ≥ 20 lần/phút;

– SpO2 ≤ 96%; mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc < 50 nhịp/phút;

– Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo);

– Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu; thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả…

Khi gặp các biểu hiện bất thường nói trên, hãy thông báo với cơ sở quản lý người mắc Covid-19, trạm y tế xã/phường hoặc trạm y tế lưu động, trung tâm vận chuyển cấp cứu… để được xử lý cấp cứu và chuyển viện kịp thời.

Thứ ba, khi gặp bất cứ vấn đề bất thường nào về sức khỏe sau khi nhiễm Covid-19, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thăm khám hoặc liên hệ với nhân viên y tế để được hỗ trợ. Việc phát hiện sớm các di chứng, biến chứng hoặc bệnh lý mắc phải sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra kịp thời và hiệu quả hơn.

Cải thiện hụt hơi khi nói hậu Covid-19

Lấy hơi ngược

Biểu hiện: Vai nhướn, ngực phình to và cảm giác rất dễ mệt. Việc này giống như chơi thể thao, bạn bị đuối dẫn đến hơi thở gấp gáp. Nguyên nhân là do bạn lấy hơi ở ngực gây hụt hơi. Vì ngực của bạn có xương, các bộ phận nội tạng và các cơ bám vào khung xương rất chắc, do đó các cơ này không thể co dãn rộng và lớn được. Nếu bạn càng cố gắng lấy càng nhiều hơi và nén ở ngực thì sẽ dẫn đến hiện tượng tức ngực, ép tim cho nên lúc đó hơi sẽ thoát ra rất nhanh.

hau covidd

Việc tập lấy hơi rất quan trọng để cải thiện tình trạng khó thở, hụt hơi (Ảnh minh họa)

Cách khắc phục: Cơ hoành ở bụng sẽ giúp ta có thể lấy hơi dày và nén hơi được lâu ở đây. Do đó, việc tập lấy hơi ở bụng rất quan trọng. Hãy đặt tay lên bụng và hít thật sâu, chú ý vai và ngực ở nguyên vị trí và bắt đầu “xì” hơi ra từ từ thật chậm và nhẹ nhàng, hãy tập thường xuyên để nó trở thành một thói quen khi nói hoặc hát, bạn sẽ có một giọng nói đầy nội lực nếu thành thạo việc lấy hơi này.

Cổ hạ thấp thanh quản

Biểu hiện: Khản tiếng, hụt hơi, âm thanh phát ra ồm ồm, the thé nghe rền vang, cảm giác hơi thở đi ra nhiều hơn và mệt hơn.

Cách khắc phục: Giữ thanh quản thật thoải mái, đừng cố tạo ra âm thanh khác biệt. Âm thanh hay nhất chính là giọng nói của chính bạn, vì thế hãy thư giãn thanh quản và xem việc hát giống như bạn đang nói chuyện vậy.

-->> 6 biểu hiện đặc trưng của người mắc Covid-19 chủng Deltacron

Thúy Ngà  
Chuyên gia đưa 3 khuyến cáo giúp phòng chống cúm A/H5N1
Bác sĩ hướng dẫn cách giúp trẻ thoát hiểm khi hóc dị vật đường thở
Miền Bắc trở lạnh, bác sĩ chuyên khoa lưu ý gì về bệnh viêm đường hô hấp cấp ở trẻ nhỏ?
Cảnh báo 4 bệnh trẻ nhỏ thường mắc vào dịp đầu năm
Học cách sống chung với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Dấu hiệu đặc trưng và cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm ngày Tết
Nữ sinh viên năm nhất vô tình phát hiện buồng trứng đa nang, bác sĩ đưa lời cảnh báo
Gia tăng người nhập viện do bệnh tim mạch: Phòng tránh thế nào khi trời trở lạnh?
Người già và trẻ nhỏ mắc cúm A tăng đột biến: Dấu hiệu nào nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Mỏi mắt tìm sữa chuẩn cho con, hợp túi tiền cho mẹ
Vì sao chơi thể thao khi trời lạnh dễ bị đột quỵ?
Báo động ngộ độc thuốc lá điện tử, bác sĩ đề xuất cấm khẩn cấp
Nguy cơ sâu răng sớm ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị nhanh phục hồi
Hệ thống tiêm chủng VNVC được vinh danh uy tín nhất 2023
Cha mẹ thường ép trẻ đi tất khi ngủ nhưng lại không hay biết sự thật này
Viêm loét da vì tự ý mua thuốc điều trị kiến ba khoang
Gia tăng 20 - 30%, làm gì để tránh đột quỵ khi trời trở lạnh?
Báo động trẻ bị ngộ độc thuốc và hóa chất tại nhà: Phòng thế nào, xử lý ra sao?
Ăn bao nhiêu thịt mỗi ngày để tốt cho sức khỏe?
Bất ngờ 6 thực phẩm gây ức chế chiều cao trẻ vẫn ăn hàng ngày
Xem thêm