Thứ năm, 05/12/2024 02:43     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 17/07/2024 10:13

Lão nông Khmer đầu tư tiền tỷ nuôi hươu sao

Từng “lăn lộn” với nhiều mô hình nông nghiệp nhưng chưa thành công, lão nông Khmer ở xã Thuận Hưng, huyện Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng) quyết định chuyển hướng sang nuôi hươu sao.

Đó là câu chuyện của ông Lâm Khên (70 tuổi), xã Thuận Hưng, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.

Ông Lâm Khên cho biết, ông xuất thân là nông dân nhiều năm nên nhận thấy nếu chỉ trồng lúa, trồng màu thì chưa thể phát huy hết tiềm năng, lợi thế tự nhiên của vùng đất Thuận Hưng. Chưa kể việc biến đổi khí hậu cũng khiến cho sản xuất cây lúa, cây màu gặp khó khăn. Từ đó, ông đã tìm hiểu về các mô hình chăn nuôi và quyết định đầu tư hươu sao.

Ông Lâm Khên với trại hươu của gia đình.

Ông Lâm Khên chia sẻ: "Sau khi tìm được mô hình nuôi hươu sao, tôi bắt đầu làm chuồng trại và lên một trại giống ở tỉnh Tiền Giang mua 14 con hươu giống (2 con đực và 12 con cái) về nuôi. Chi phí ban đầu khoảng 1 tỉ đồng.

Sau một thời gian nuôi, đã có hươu cái sinh sản. Hiện trong chuồng còn 16 con. So với các loài vật nuôi khác như trâu, bò, heo, dê, nuôi hươu vốn đầu tư ban đầu cao nhưng nhẹ công chăm sóc, chuồng nuôi không cần phải dọn vệ sinh hằng ngày và cũng không cần làm mùng tránh ruồi, muỗi vì từ khi nuôi hươu, không có ruồi, muỗi như nuôi các loại khác".

Cũng theo ông Lâm Khên, thức ăn của hươu chủ yếu là cỏ, các loại lá cây trong vườn, có thêm chuối, bắp, hoặc cám nên rất sạch. Ông làm thành các chuồng nhỏ, mỗi chuồng một con, lót trấu và mạt xơ dừa cao khoảng 20cm để hươu không bị đau chân và đảm bảo vệ sinh, thấm hút chất thải.

Lão nông này chia sẻ, hươu ít bị bệnh, lại phải tắm như trâu, bò, cũng không cần dọn chuồng vì có đệm 'sinh học' bằng trấu, mạt xơ dừa. Mỗi năm chỉ cần vài lần dọn hốt bỏ lớp trấu, mạt xơ dừa cũ, thay lớp mới là được, chuồng trại luôn sạch sẽ.

Hươu ăn ít, bình quân mỗi ngày ăn 3 bữa, chủ yếu là cỏ, lá cây, chuối, bắp. Vì thế để chủ động nguồn thức ăn cho đàn hươu, ông chuyển đổi 2 công đất làm lúa sang trồng cỏ Nhật. Ngoài cỏ, hươu còn ăn được các loại thức ăn khác như lá mít, lá chuối, rau trai, dây khoai lang, bắp cải... Nhìn chung chi phí nuôi hươu không tốn kém nhiều.

Những chú hươu trong trại hươu của ông Khên

Lão nông Khmer cũng cho hay, nuôi hươu quan trọng là đầu ra. Về việc này ông cho biết, ông mua giống ở trại giống Tiền Giang nên được họ cam kết bao tiêu sản phẩm. Hươu đến kỳ cắt nhung, báo cho họ biết rồi cắt xong cho vào thùng bảo quản gửi về cho công ty.

Nếu có hươu con hay hươu già không thể sinh sản muốn bán công ty cũng mua luôn. Vì thế gia đình ông chỉ việc nuôi sao cho hiệu quả.

Bà Sơn Thị Nê (64 tuổi, vợ ông Khên) cho biết thêm: "Sau một thời gian nuôi, hai con hươu đực đã cho nhung. Đến ngày cắt nhung, trại cung cấp con giống hướng dẫn chúng tôi cắt rồi họ thu mua lại. Với hai cặp nhung đó, chúng tôi bán giá 15 triệu đồng/ kg, tổng cộng được khoảng 25 triệu đồng. Còn hươu cái đã đẻ hươu con, vậy là yên tâm với mô hình này.

Việc chăm sóc đàn hươu do hai vợ chồng chúng tôi đảm nhiệm vì không khó khăn gì cả. Nuôi hươu vừa tiết kiệm công chăm sóc, vừa giảm thiểu chi phí nhờ sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên như cỏ và một số phụ phẩm nông nghiệp, ít gặp rủi ro về dịch bệnh".

Nói về tương lai của mô hình nuôi hươu, ông Khên cho biết, trước mắt ông sẽ tập trung nuôi hươu sinh sản để nhân rộng đàn hươu cho gia đình. Hiện ông đã chuẩn bị thêm đất để mở rộng chuồng trại. Hươu đực thì lấy nhung bán, còn hươu cái sinh sản sẽ cho gia đình ông nguồn thu nhập từ việc bán hươu giống. Hiện hươu đực có giá từ 30 - 35 triệu đồng/con, hươu cái từ 20 - 25 triệu đồng/con.

Nhận xét về mô hình nuôi hươu sao của gia đình ông Lâm Khên, bà Châu Thị Muỗi, Chủ tịch UBND xã Thuận Hưng cho biết: "Đây là mô hình mới ở địa phương, hiện chỉ mới có gia đình ông Lâm Khên nuôi nhưng đã mở ra hướng đi mới trong chăn nuôi, giúp đa dạng hóa vật nuôi tại địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy là mô hình mới, nhưng bước đầu đã cho hiệu quả kinh tế cao.

Bên cạnh đó, do không tốn nhiều thời gian chăm sóc nên người chăn nuôi vẫn có thể thực hiện được nhiều mô hình kinh tế cùng một lúc. Địa phương rất ủng hộ và sắp tới sẽ nghiên cứu để nhân rộng mô hình theo điều kiện thực tế của địa phương, tạo điều kiện để bà con có thể tiếp cận với nhiều nguồn vốn ưu đãi và liên kết đầu ra cho sản phẩm, góp phần phát triển đàn hươu, tăng thu nhập cho bà con".

Ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng, đánh giá: "Mô hình nuôi hươu sao lấy nhung của gia đình ông Lâm Khên là mô hình khá mới tại địa phương. Xét về hiệu quả lâu dài thì việc nuôi hươu lấy nhung đem lại nguồn thu nhập khá tốt tại hộ.

Qua khảo sát đánh giá bước đầu, chúng tôi thấy mô hình này khá phù hợp với điều kiện tự nhiên tại địa phương, đàn hươu phát triển rất tốt. Ngành Nông nghiệp tỉnh sẽ chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trực thuộc sở hỗ trợ về kỹ thuật, thường xuyên theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển của đàn hươu nuôi tại hộ để kịp thời có những hỗ trợ cần thiết".

Cao Xuân Lương  
Nhà khoa học VinFuture hiến kế nhằm hóa giải cuộc khủng hoảng rác thải nhựa toàn cầu
Thị trấn kỳ lạ, cư dân sống trong một tòa chung cư, sau 22 giờ 30 phút không có đường về nhà
Hành trình mang yêu thương đến Tây Nguyên
14 học sinh Vinschool đạt điểm cao nhất thế giới và Việt Nam trong các môn thi Cambridge quốc tế
FPT Long Châu lan tỏa yêu thương, viết tiếp hy vọng cho bệnh nhân ung thư
Xây mới hàng ngàn ngôi nhà cho hộ nghèo tại Thanh Hóa
Ngủ nhờ nhà 500 người lạ trong suốt 5 năm để tiết kiệm tiền đi du lịch
Nghệ nhân làng đào Nhật Tân lần đầu tiết lộ nguồn gốc đào thất thốn
Cuộc sống của 59 hộ gia đình công nhân trong khu tạm cư 'bị bỏ quên' giữa thành phố mỏ
Gen Z mùa cuối năm: Stress vì deadline, người trẻ thưởng trà để giảm căng thẳng
1.300 bệnh nhân khó khăn được hỗ trợ mổ tim và mắt từ Vinamilk
Nở rộ dịch vụ thuê người 'bật' sếp
Chuyên gia quốc tế dự đoán lĩnh vực “lên ngôi” tại VinFuture 2024
Nhà sáng lập TH School: Hãy xây dựng trường học trở thành “điểm chạm hạnh phúc”
Phó Cục trưởng Cục Báo chí: 'Sự chuyên nghiệp trong công tác tổ chức góp phần tạo nên uy tín của Press Cup'
Đau vướng, khó chịu khi ăn uống, đi khám phát hiện điều không ngờ ở lưỡi
Cô gái trẻ nhập viện sau chầu nhậu liên hoan
Cuộc sống thấp thỏm của 40 gia đình công nhân trong nhà tập thể dột nát
Tăng 650.000 ghế, hàng không Việt Nam vẫn lo thiếu chỗ dịp Tết
Đêm trong rừng Cúc Phương
Xem thêm