Thứ tư, 08/05/2024 04:16
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 31/08/2021 19:47

Khuyến cáo: Covid-19 có thể lây từ động vật sang người

Theo Bộ Y tế, qua nhiều nghiên cứu trên thế giới đã có bằng chứng cho việc Covid-19 có khả năng lây từ động vật qua người.

Theo Hướng dẫn chăm sóc người mắc Covid-19 tại nhà của Bộ Y tế ban hành ngày 28/8, cả người nhiễm lẫn người cùng nhà đều không nên tiếp xúc với vật nuôi. Cũng không để vật nuôi tiếp xúc với người và các động vật khác ngoài gia đình.

COVID-19-pets

Covid-19 có thể lây từ động vật sang người, vật nuôi có thể bị nhiễm virus từ người mắc Covid-19 (Ảnh minh họa)

Thế giới cũng đã ghi nhận các báo cáo về vật nuôi hoặc động vật nói chung mắc Covid-19. Hầu hết các con vật nhiễm bệnh sau khi ở gần chủ, người chăm sóc nhiễm Covid-19.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, đến nay, nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 từ động vật là thấp. Tuy nhiên, con người thể truyền SARS-CoV-2 sang động vật, đặc biệt là khi tiếp xúc gần.

Các động vật từng được ghi nhận mắc Covid-19 bao gồm chó, mèo, chồn hương, một số loại thú trong khu bảo tồn như rái cá, linh trưởng. Nhiều bang tại Mỹ cũng phát hiện hươu đuôi trắng nhiễm SARS-CoV-2.

Theo hướng dẫn trên, Covid-19 có thể lây từ người sang người hoặc từ động vật sang người qua tiếp xúc. Trong đó lây khi tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm (bắt tay, ôm hôn); tiếp xúc gián tiếp (chạm tay vào các bề mặt nhiễm virus rồi đưa lên miệng, mắt, mũi của mình).

Covid-19 cũng lây qua giọt bắn khi tiếp xúc gần (dưới 2 mét) với người nhiễm (khi nói, ho, hắt hơi...) tạo ra các giọt có chứa vi rút bắn vào mắt, mũi, miệng hoặc hít phải các giọt này.

Ngoài ra, Covid-19 có thể lây qua không khí trong môi trường kín, thông khí kém, khi thực hiện chăm sóc y tế có tạo những hạt nhỏ (aerosol) chứa virus lan theo không khí và có thể gây nhiễm nếu hít phải.

Vì vậy, Bộ y tế khuyến cáo, người cùng nhà với người không mắc Covid-19 cũng không nên tiếp xúc gần với vật nuôi. Cùng với đó không để vật nuôi tiếp xúc với người và các động vật khác ngoài gia đình.

Những dấu hiệu cần theo dõi hàng ngày

Theo Bộ Y tế, người mắc Covid-19 có thể diễn biến nặng, nguy kịch và tử vong. Điều nguy hiểm là có nhiều trường hợp nhiễm không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, khỏi bệnh mà không cần điều trị nhưng lại là nguồn lây khó kiểm soát được.

Những trường hợp nhiễm Covid-19 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, không có bệnh lý nền, có đủ các điều kiện về sức khỏe, điều kiện cách ly có thể được theo dõi và chăm sóc tại nhà.

Tại nhà, người nhiễm cần theo dõi: nhịp thở, mạch, nhiệt độ, độ bão hòa ô xy trong máu - SpO2 (nếu có thể) và huyết áp (nếu có thể).

Theo dõi các triệu chứng mệt mỏi, ho, ho ra đờm, ớn lạnh, gai rét, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy (phân lỏng, đi ngoài); ho ra máu, thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo.

Các triệu chứng khác như đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ…

Nếu có một trong các dấu hiệu sau đây phải báo ngay với nhân viên y tế phụ trách theo dõi sức khỏe của gia đình để được xử trí và chuyển viện kịp thời như: khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường (thở rên, rút lõm lồng ngực...), đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực; Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

Trẻ có biểu hiện: sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ, ngón tay chân sưng phù nổi ban đỏ, nốt hoặc mảng xuất huyết...

Thúy Ngà  
7 triệu chứng cholesterol cao thường bị bỏ qua ở phụ nữ tuổi 40
1 người chết, 18 người nhập viện sau khi ăn cỗ ở Thái Bình: Bác sĩ chỉ món khoái khẩu mang ổ bệnh
Không một giọt rượu bia vẫn 'dính' nồng độ cồn do hội chứng kỳ lạ hiếm người gặp
8 lợi ích bất ngờ từ việc ôm đối phương
Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?
Ăn yến sào hàng ngày được không, nên ăn thế nào cho tốt?
Bí quyết hết nặng ngực, đau nhói tim do suy tim
Lạm dụng đồ uống có đường nhân tạo tăng 20% nguy cơ mắc bệnh tim
Quý ông mất bản lĩnh do... thể thao
Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?
Dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh mà 99% bị bỏ qua
Phút dại dột sau mâu thuẫn gia đình
Nữ bệnh nhân 17 tuổi suýt chết do biến chứng thủy đậu
30 tuổi không chịu lập gia đình, mẹ đưa vào viện tâm thần phát hiện điều không ngờ
Khám miễn phí cho trẻ đặc biệt nhân Tháng Tự kỷ Thế giới
Điều gì xảy ra với cơ thể khi luôn ăn tối trước 19h?
Phát hiện bệnh nguy hiểm từ những lần đổ mồ hôi bất thường
Tại sao nên sử dụng thực phẩm bổ sung để hỗ trợ sức khỏe âm đạo?
2 người tử vong do nắng nóng: Bác sĩ chỉ dấu hiệu cần đề phòng
4 biện pháp phòng ngừa tránh say nắng cực hiệu quả
Xem thêm