Thứ bảy, 28/12/2024 06:00     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 28/12/2024 06:00

Khám sức khỏe tiền hôn nhân gồm những gì, những ai nên thực hiện?

Khám sức khỏe trước khi kết hôn là hình thức sàng lọc quan trọng để xây dựng cuộc sống gia đình bền vững và góp phần nâng cao chất lượng dân số. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều cặp đôi chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này.

Ai nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân?

Đa phần những người đi kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân là các cặp đôi chuẩn bị lập gia đình. Thời điểm thích hợp đi khám sức khỏe tiền hôn nhân là khoảng 3 - 6 tháng trước khi cưới. Qua buổi kiểm tra, các cặp đôi có thể xác định được sức khỏe của bản thân, sàng lọc sớm các vấn đề (nếu có) và có kế hoạch điều trị khi cần thiết. Ngoài ra, những người ở trong độ tuổi sinh sản, chưa kết hôn cũng có thể chủ động đi kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân.

Trước khi đi khám, các cặp đôi nên tìm hiểu, lựa chọn cơ sở y tế uy tín, có kinh nghiệm kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân. Như vậy, các cặp đôi sẽ yên tâm hơn với kết quả kiểm tra, nhận được lời khuyên giá trị từ bác sĩ có chuyên môn.

Ảnh minh họa (Nguồn: Elnur)

Lợi ích khi đi khám tiền hôn nhân

Nhìn chung, kiểm tra sức khỏe trước hôn nhân giúp các cặp đôi nắm được tình trạng sức khỏe của bản thân, được bác sĩ tư vấn thêm các kiến thức giúp duy trì đời sống tình dục an toàn, ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường tình dục và đảm bảo em bé chào đời khỏe mạnh trong tương lai.

Cụ thể, qua buổi khám tiền hôn nhân, các cặp đôi sẽ được trang bị thêm những kiến thức về đời sống tình dục, giúp vợ chồng thấu hiểu nhau hơn, gia tăng hạnh phúc gia đình. Nhờ sự tư vấn của bác sĩ, người khám có thể chủ động hạn chế khả năng lây nhiễm bệnh qua đường tình dục nguy hiểm, bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Với các cặp đôi đang mong muốn có em bé, việc đi kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân là rất cần thiết. Qua buổi khám, cặp vợ chồng có thể phát hiện sớm bệnh lý liên quan tới sức khỏe sinh sản (nếu có) và từ đó điều trị kịp thời, ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh hoặc thai nhi kém phát triển.

Chẳng hạn, một trong hai vợ chồng nếu không may mắc bệnh lý truyền nhiễm qua đường tình dục như HIV, giang mai hoặc viêm gan B thì thai nhi có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Hoặc cặp vợ chồng mang gen bệnh có thể di truyền cho thai nhi và gây ra nhiều hậu quả nặng nề như thai lưu, em bé tử vong sau sinh, trẻ kém phát triển so với bạn bè… Nhờ phát hiện sớm qua buổi thăm khám, các cặp đôi sẽ được tư vấn chi tiết về hướng xử lý phù hợp cũng như được bác sĩ lên phác đồ điều trị kịp thời.

Với những lợi ích tuyệt vời kể trên, các cặp đôi có ý định kết hôn nên sắp xếp thời gian để kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân và từ đó có sự chuẩn bị tốt nhất cho một trang mới trong cuộc đời của mình.

Tham khảo quy trình khám tiền hôn nhân

Quy trình khám sức khỏe tiền hôn nhân sẽ gồm hai mục chính, đó là khám tổng quát và khám sức khỏe sinh sản.

Khám sức khỏe tổng quát

Trước khi mang thai, các cặp đôi đặc biệt là người phụ nữ cần nắm được tình trạng sức khỏe, điều trị dứt điểm bệnh lý nếu có. Như vậy, khi mang thai người mẹ sẽ có trạng thái sức khỏe và tinh thần tốt nhất, tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Các hạng mục thường có khi khám sức khỏe tổng quát gồm:

Kiểm tra các chỉ số cơ bản như cân nặng, chiều cao, chỉ số huyết áp,… Một số xét nghiệm nằm trong gói khám sức khỏe tiền hôn nhân là: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu. Ngoài ra, các cặp đôi sẽ được chỉ định thêm một số biện pháp chẩn đoán hình ảnh như: siêu âm bụng, chụp X - quang ngực, điện tâm đồ,…

Kiểm tra tiền sử mắc bệnh của cặp vợ chồng, đặc biệt bệnh về thần kinh và tim mạch.

Kiểm tra xem cặp vợ chồng có mắc bệnh truyền nhiễm hay không.

Kiểm tra cặp đôi có mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục không.

Khám sức khỏe sinh sản

Kiểm tra sức khỏe sinh sản giúp các cặp đôi xác định được tình trạng sức khỏe sinh sản của bản thân, phát hiện sớm nguy cơ vô sinh, hiếm muộn (nếu có) và có kế hoạch chăm sóc, điều trị phù hợp. Cả hai vợ chồng sẽ được kiểm tra bệnh lý di truyền và sàng lọc di truyền để dự phòng nguy cơ thai nhi mắc bệnh, bị dị tật bẩm sinh. Một số hạng mục khám sức khỏe sinh sản ở nam và nữ sẽ khác nhau.

Ở nữ giới, bác sĩ thường tiến hành: soi tử cung và kiểm tra tình trạng vòi trứng, soi tươi dịch âm đạo, siêu âm vú và xét nghiệm hormone sinh dục,... Trong khi đó, nam giới sẽ được hướng dẫn đi xét nghiệm tinh dịch đồ, xét nghiệm dịch niệu đạo và kiểm tra nội tiết tố,...

Qua việc thăm khám và phát hiện bệnh, những đôi bạn trẻ sẽ có sự chuẩn bị tốt khi bước vào đời sống hôn nhân, sinh con khỏe mạnh, góp phần xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc, giảm nguy cơ xung đột do ốm đau, bệnh tật.

Phương Anh  
Khám sức khỏe tiền hôn nhân gồm những gì, những ai nên thực hiện?
Trẻ vị thành niên chiếm 20% các ca mang thai tại Việt Nam
Mức sinh giảm thấp nhất trong lịch sử, tuổi kết hôn của nam giới Việt đã vượt 29
Hơn 1 triệu lao động tại các khu công nghiệp, vì sao tỷ suất sinh tại Đồng Nai vẫn ở mức thấp?
Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc
Từ năm 2006, tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam luôn ở mức trên 110
Bé 2 tháng tuổi mắc giang mai bẩm sinh
Phổi đầy máu đông sau 3 ngày sinh mổ
Hành trình 10 năm đi 'tìm con' của cặp vợ chồng hiếm muộn
Xuất hiện tình trạng nhiều thanh niên Việt không muốn kết hôn
Mức sinh của Việt Nam thấp nhất trong lịch sử, khuyến khích gia đình sinh đủ 2 con
Vợ trẻ sợ 'gần gũi' chồng, đi khám bác sĩ chỉ nguyên nhân nhiều chị em gặp phải
Việt Nam có thể thừa tới 1,5 triệu nam giới vào năm 2034
Cắt bỏ buồng trứng do khối u to như quả bưởi
Thanh niên 21 tuổi nhập viện gấp do thói quen tuổi mới lớn
Mẹ bị thủy đậu cho con bú có an toàn không?
Chi phí thực hiện IVF là bao nhiêu, cần làm như thế nào?
Giải pháp nào cho các cặp đôi khi IVF thất bại?
IVF thất bại có nên làm lại, kinh phí như thế nào?
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?
Xem thêm