Thứ hai, 29/04/2024 06:19
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 27/09/2022 10:03

Hơn 1.000 trẻ Hà Nội nhiễm virus Adeno, cha mẹ cần lưu ý gì?

Sở Y tế Hà Nội cho biết, 100% quận huyện thị xã ở Hà Nội ghi nhận ca nhiễm Adeno virus, trong đó đã có 3 trường hợp tử vong tại quận Tây Hồ, Mỹ Đức và huyện Phú Xuyên.

Một số quận, huyện ở Hà Nội ghi nhận số mắc Adeno virus cao như Long Biên (147 ca), Hà Đông (87 ca), Nam Từ Liêm (82 ca), Hoàng Mai (75 ca).

Từ cuối tháng 8/2022 đến nay, tại Bệnh viện Nhi Trung ương ghi nhận hơn 1.400 bệnh nhân nhiễm virus Adeno, trong đó có 80% là bệnh nhi tại các quận, huyện của Hà Nội. Bệnh viện này cũng ghi nhận 7 ca tử vong là các bệnh nhân mắc các bệnh lý nền, đồng nhiễm virus Adeno.

Bệnh viện Bạch Mai và số bệnh viện của Hà Nội đã ghi nhận gần 100 ca nhiễm virus Adeno. Tại khoa Nhi hô hấp (Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn), gần một nửa số trẻ đang điều trị nhiễm virus Adeno, chủ yếu là trẻ dưới 5 tuổi.

Tại Bệnh viện Thanh Nhàn thời gian vừa qua cũng ghi nhận một tỷ lệ tương đối cao trẻ nhiễm Adenovirus. Đáng chú ý, theo nhận định của các bác sĩ Khoa Nhi, số lượng trẻ nhiễm Adenovirus nhập viện có xu hướng tăng dần.

adenovirus-1467

Trẻ nhiễm virus Adeno phải nhập viện điều trị (Ảnh: TL)

Bệnh do Adenovirus lây qua đâu?

Theo TS. BS Lê Kiến Ngãi, Trưởng khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương, Adenovirus lây truyền qua đường giọt bắn, đường hô hấp giữa người với người.

Các tổn thương thường gặp nhất do mắc Adenovirus là viêm đường hô hấp trên, viêm đường hô hấp dưới, viêm kết mạc mắt (đau mắt đỏ), các bệnh lý ở đường tiêu hóa (tiêu chảy, nôn, buồn nôn,…), viêm bàng quang, viêm não màng não,…

Bệnh do Adenovirus gây ra xuất hiện quanh năm nhưng đặc biệt phát triển mạnh vào thời điểm giao mùa xuân - hè hoặc thu - đông.

Adenovirus có thể gây bệnh ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất là trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh (trẻ em hay gặp ở độ tuổi từ 6 tháng - 5 tuổi). Trong đó, các đối tượng như trẻ em, người lớn tuổi, người bị bệnh mạn tính… thường có nguy cơ cao nhiễm virus này do có sức đề kháng kém.

Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm đường hô hấp do Adenovirus

Theo PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh - Giám đốc Trung tâm Hô Hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương, Adenovirus có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời như suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng,...

Bệnh còn có thể để lại các biến chứng lâu dài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như hội chứng viêm tiểu phế quản bít tắc sau nhiễm trùng, giãn phế quản, xơ phổi.

Người bệnh nhiễm Adenovirus với một type sau khi khỏi bệnh, chỉ có khả năng miễn dịch với type đã nhiễm và vẫn có nguy cơ mắc các type khác.

Theo bác sĩ Lê Thị Hồng Hanh, hiện nay vẫn chưa có vaccine và phương pháp điều trị là xử lý theo triệu chứng.

Những trẻ tiến triển nặng thường là trẻ có các bệnh lý nền như suy dinh dưỡng, còi xương, tim bẩm sinh, suy giảm miễn dịch, hoặc mắc các bệnh phổi mãn tính,...

tre emmm

Trẻ suy dinh dưỡng, mắc bệnh dễ tiến triển nặng nếu nhiễm Adenovirus (Ảnh minh họa)

Cha mẹ cần làm gì để giúp trẻ phòng tránh Adenovirus?

Theo bác sĩ Hanh, để giúp trẻ phòng, tránh bệnh viêm đường hô hấp do Adenovirus, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

Cho trẻ bú sớm, ngay sau sinh, bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bú kéo dài đến 2 tuổi.

Chế độ ăn dặm của trẻ hợp lý, đủ các thành phần dinh dưỡng.

Vệ sinh mũi họng cho trẻ thường xuyên: Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý (với trẻ nhỏ), trẻ lớn hơn cho súc miệng nước muối sinh lý.

Tránh để trẻ bị nhiễm lạnh, kể cả mùa đông hay mùa hè.

Vệ sinh thân thể, rửa tay thường xuyên.

Cần đeo khẩu trang khi trẻ ra ngoài, tránh tiếp xúc với trẻ em bị ốm, bệnh.

Tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

-->> Mẹ bầu nhiễm Adenovirus ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Thúy Ngà  
Ngủ bên chồng, mơ “làm chuyện ấy'... với kẻ lạ
Rách hậu môn, thủng trực tràng do đạp xe
Tin tưởng bạn trai, cô gái sốc khi gặp phải bệnh khó nói
Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ
Đi bộ 11 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong sớm
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Mắc Covid-19 liên tục trong 613 ngày
Cô đơn làm tăng 50% nguy cơ mất trí nhớ
Bị ù tai, vo ve trong tai: Điều trị bằng cách nào?
Bất thường ở tim có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt
Tăng 10% nguy cơ đột quỵ do thói quen khi ngủ
Xem thêm