Thứ bảy, 04/05/2024 20:01
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 15/08/2021 14:00

Hội chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi là một hiện tượng phổ biến gây khó ngủ, mất ngủ,... nếu kéo dài sẽ gây suy nhược cơ thể, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Ước tính khoảng một nửa số người trên 50 tuổi bị rối loạn giấc ngủ với các biểu hiện: Ngủ không ngon, giấc ngủ chập chờn hoặc thời gian ngủ ngắn, khó duy trì giấc ngủ và thường thức dậy vào buổi sớm, khó khăn để tiếp tục ngủ lại.

roi loan giac ngu 1

Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe mãn tính cũng như tăng nguy cơ té ngã, mệt mỏi vào ban ngày. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

Rối loạn giấc ngủ do chức năng cơ thể bị suy giảm

Khi tuổi cao, các chức năng sinh lý bị suy giảm một cách đáng kể. Tế bào thần kinh trung ương của con người kể từ lúc phôi thai phát triển cho đến khoảng tuổi 25 là hoàn chỉnh. Sau lứa tuổi này, mỗi ngày có khoảng 3.000 tế bào thần kinh bị hủy hoại và như vậy, ngoài ảnh hưởng đến các chức năng khác thì giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng.

Rối loạn giấc ngủ do bệnh tật

Người cao tuổi mắc các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh dạ dày, viêm đại tràng mạn, viêm đại tràng co thắt gây đau bụng âm ỉ, đầy hơi trướng bụng, rối loạn tiêu hóa làm cho giấc ngủ không yên. Ngoài ra, người cao tuổi mắc các bệnh về tiết niệu, tiền liệt tuyến, đái tháo đường, căng thẳng thần kinh cũng là các tác nhân gây rối loạn giấc ngủ.

Rối loạn giấc ngủ do chế độ ăn, uống, sinh hoạt không hợp lý

roi loan giac ngu 2

Ảnh minh họa

Ăn uống điều độ ngoài việc đảm bảo sức khỏe tốt thì còn giúp có giấc ngủ ngon, tinh thần sảng khoái. Nếu ăn uống quá no, đủ lượng nhưng thiếu chất hoặc ăn uống thiếu thốn cả lượng và chất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ thường ngày.

Uống nhiều nước trước khi đi ngủ hoặc uống nhiều bia, rượu cũng gây khó ngủ, đặc biệt đối với những người cao tuổi mắc một số bệnh mạn tính như tăng huyết áp, thiểu năng mạch vành, u xơ tiền liệt tuyến, đái tháo đường.

Rối loạn giấc ngủ do ảnh hưởng của môi trường sống

Nhiều gia đình 3 – 4 thế hệ sống chung, nhà ở chật chội, đông người, nhiều tiếng ồn ào, nhiều bụi bẩn, mất vệ sinh cũng là nguyên nhân làm cho người cao tuổi rất khó ngủ, thậm chí không ngủ được.

Dấu hiệu rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

Rối loạn giấc ngủ là một nhóm các tình trạng ảnh hưởng đến khả năng ngủ ngon một cách thường xuyên. Ở người lớn tuổi, rối loạn giấc ngủ là một vấn đề phổ biến và có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi vào ban ngày, tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Khi cơ thể già đi, thói quen sinh hoạt và thói quen ngủ thay đổi, dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi có một số đặc trưng như:

- Khó đi vào giấc ngủ

- Ngủ ít số giờ hơn

- Ngủ không sâu, thức dậy thường xuyên vào ban đêm hoặc hoặc thức dậy quá sớm vào buổi sáng

- Giấc ngủ kém, chập chờn, hay nằm mơ

Nhiều người cao tuổi thường gặp khó khăn khi duy trì giấc ngủ chất lượng và ngủ không nhiều. Hầu hết các nguyên nhân thường liên quan đến các điều kiện y tế và tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị bệnh mãn tính ở người lớn tuổi.

roi loan giac ngu 3

Ảnh minh họa

Các biện pháp hỗ trợ điều trị rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

Đối với người lớn tuổi, nên sử dụng các phương pháp điều trị không dùng thuốc như trị liệu hành vi trước. Điều này là do người lớn tuổi thường đã dùng nhiều loại thuốc trước đó.

Liệu pháp hành vi thường kéo dài khoảng 6 tuần hoặc lâu hơn, bao gồm phổ cập kiến thức về giấc ngủ, kiểm soát kích thích và hạn chế thời gian trên giường.

Theo một nghiên cứu lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên, liệu pháp hành vi nhận thức giúp cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ ở những người bị mất ngủ. Theo nghiên cứu này, liệu pháp hành vi nhận thức có hiệu quả hơn các liệu pháp khác vì nó tập trung vào chất lượng giấc ngủ hơn là giúp nhanh buồn ngủ.

Người lớn tuổi cũng có thể xây dựng thói quen đi ngủ lành mạnh như:

- Đi ngủ và thức dậy vào một khoảng thời gian mỗi ngày

- Chỉ sử dụng giường ngủ để ngủ, không dùng để làm việc

- Thực hiện các hoạt động yên tĩnh, như đọc sách trước khi ngủ

- Tránh để đèn sáng trước khi đi ngủ

- Tạo môi trường phòng ngủ luôn thoải mái

- Tránh ngủ trưa

- Nếu không thể ngủ trong vòng 20 phút, hãy thức dậy và làm việc gì đó trước khi ngủ. Việc cố gắng ép bản thân đi ngủ sẽ khiến người lớn tuổi càng khó ngủ hơn.

Theo một nghiên cứu, những cách sau đã chứng minh hiệu quả trong cải thiện rối loạn giấc ngủ ở người lớn tuổi:

- Hạn chế uống nước hoặc chất lỏng trước khi ngủ

- Tránh caffeine và cồn

- Ăn 3–4 giờ trước khi đi ngủ

- Thường xuyên tập thể dục, nhưng tránh tập trước giờ đi ngủ

- Tắm bằng nước ấm để thư giãn...

-> Chế độ dinh dưỡng người cao tuổi cần tuyệt đối tuân thủ

Xem thêm: 6 bài tập tại nhà giúp tăng sức khỏe trong mùa dịch (Nguồn: Zing)

Hoàng Ly (T/H)  
Phút dại dột sau mâu thuẫn gia đình
Nữ bệnh nhân 17 tuổi suýt chết do biến chứng thủy đậu
30 tuổi không chịu lập gia đình, mẹ đưa vào viện tâm thần phát hiện điều không ngờ
Khám miễn phí cho trẻ đặc biệt nhân Tháng Tự kỷ Thế giới
Điều gì xảy ra với cơ thể khi luôn ăn tối trước 19h?
Phát hiện bệnh nguy hiểm từ những lần đổ mồ hôi bất thường
Tại sao nên sử dụng thực phẩm bổ sung để hỗ trợ sức khỏe âm đạo?
2 người tử vong do nắng nóng: Bác sĩ chỉ dấu hiệu cần đề phòng
4 biện pháp phòng ngừa tránh say nắng cực hiệu quả
Có nên tắm nhiều lần để giải nhiệt khi trời nắng nóng?
Hầu hết người già sống tới 80 không làm 4 điều này ở tuổi 60
Mỗi tối ăn 1 tép tỏi, điều kỳ diệu gì xảy ra với cơ thể bạn?
Tưởng bị viêm khớp, đi khám phát hiện ra hội chứng ống cổ tay
Mặt biến dạng sau 3 ngày cắt môi hình trái tim
Cách cải thiện mề đay mẩn ngứa từ cây nhà lá vườn
Áo chống nắng dày hay mỏng chống tia UV tốt hơn?
Ngủ bên chồng, mơ làm 'chuyện ấy'... với kẻ lạ
Rách hậu môn, thủng trực tràng do đạp xe
Tin tưởng bạn trai, cô gái sốc khi gặp phải bệnh khó nói
Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ
Xem thêm