Thứ sáu, 03/05/2024 02:14
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 15/11/2021 06:59

Hẹp động mạch trong sọ vào ngoài sọ - Nguy cơ thầm lặng dẫn đến đột quỵ não

Hẹp động mạch trong sọ vào ngoài sọ là một bệnh lý rất nguy hiểm, dễ dẫn đến đột quỵ não, gây tử vong đối với những người mắc phải với tỉ lệ rất cao.

Dưới đây là chia sẻ của TS. BS Tôn Thất Trí Dũng - Trưởng Khoa khám bệnh và nội khoa Bệnh viện Đa Khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng về bệnh lý hẹp động mạch trong sọ vào ngoài sọ để hiểu rõ hơn và kiểm soát, điều trị kịp thời.

Hẹp động mạch trong sọ vào ngoài sọ là gì?

Bệnh lý hẹp động mạch trong sọ vào ngoài sọ được biết là những hệ thống mạch máu đưa máu đến nuôi não, trong sọ và ngoài sọ mà bị tổn thương do tổn thương thành mạch đưa đến hẹp động mạch và từ đó hạn chế hoặc tắc dần không đưa được máu lên não.

hep dong mach 3

Ảnh minh họa

Nguyên nhân hẹp động mạch trong sọ vào ngoài sọ

Các nghiên cứu cho thấy trên 90% là do nguyên nhân xơ vữa động mạc, 10% do các yếu tố khác có tính chất bệnh lý mạch máu hoặc bóc tách động mạch.

Lý do đưa đến tình trạng xơ vữa động mạch, trong thực tế chúng ta gặp rất nhiều nguyên nhân gây tổn thương mạch máu đó chính là những bệnh lý:

+ Tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ

+ Các thói quen xấu trong lối sống như: hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu hoặc tình trạng strees, thần kinh căng thẳng, hoặc béo phì

Vì vậy, dẫn đến hậu quả: Do tình trạng động mạch hẹp dần dần nên máu đưa lên não không nuôi não được sẽ đứa đến thiếu máu não, đột quỵ não.

hep dong mach 1

Ảnh minh họa

Hẹp động mạch trong sọ vào ngoài sọ nguy hiểm như thế nào?

Theo TS. BS Tôn Thất Trí Dũng - Trưởng Khoa khám bệnh và nội khoa Bệnh viện Đa Khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng nhiều năm điều trị chuyên khoa về đột quỵ cho biết : “Hẹp động mạch trong sọ vào ngoài sọ là thực trạng rất đáng quan tâm bởi đây là bệnh lý thường gặp trên lâm sàng, hậu quả nặng nề có thể dẫn đến tỉ lệ hẹp động mạch trong sọ vào ngoài sọ có nhiều nghiên cứu có thể lên đến 30-40%.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ chiếm tỉ lệ cao nhất so với nguyên nhân do từ tim mạch.”

Bệnh lý này âm thầm và đưa đến đột quỵ, thường để lại hậu quả nặng nề. Đột quỵ để lại hậu quả tử vong và nặng nề nhưng khi cứu được bệnh nhân sống rồi bệnh nhân tái phát (tỉ lệ rất cao 20%).

Tương phản với những hậu quả nặng nề như vậy, hầu như bệnh nhân trước khi đột quỵ thì họ không có triệu chứng điển hình.

Triệu chứng hẹp động mạch trong sọ vào ngoài sọ

Bệnh lý hẹp động mạch trong sọ vào ngoài sọ để lại hậu quả nặng nề nhưng các triệu trứng khó nhận biết vì do tính chất bệnh lý hẹp mạch dần dần đưa đến thiếu máu dần dần, các triệu chứng lâm sàng thường mơ hồ cho đến khi gây ra đột quỵ não.

Các triệu chứng giống như các bệnh lý khác thường gặp:

+ Nhức đầu: Tình trạng nhức đầu là do thiếu máu não, nhức đầu có thể một chỗ sau đó lan tỏa khắp toàn đầu.

Đặc điểm nhức đầu vẫn giống như một số bệnh lý khác, tuy nhiên cần lưu ý: Nhức đầu có thể tăng lên khi bệnh nhân gắng sức hoặc suy nghĩ nhiều, vận động nhiều lúc đó nhu cầu máu lên não nhiều nhưng lượng mãu lên não không đủ sẽ dẫn đến triệu chứng nhức đầu.

+ Nhức đầu kèm theo tình trạng chóng mặt, ù tai, mờ mắt, hoặc mù mắt thoáng qua.

+ Suy giảm trí nhớ hoặc mất tập trung, rối loạn giấc ngủ tất cả các triệu chứng này không đặc hiệu và thường dẫn đến tình trạng thiếu máu não. Vậy lúc nào chúng ta cần lưu ý:

Đối với các bệnh nhân thường từ 40-50 tuổi trở lên có các bệnh lý gây tổn thương mạch máu não như: Đái đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ, hút nhiều thuốc lá, lạm dụng bia rượu... khi có một trong các triệu chứng trên kéo dài, cách độc lập không liên quan đến các tình trạng như căng thẳng nên đi khám.

BS Dũng lưu ý khi tình trạng bệnh nhân thấy chóng mặt, mờ mắt thoáng qua, tê nửa người hoặc một số triệu chứng giống như đột quỵ: mất lời nói, rối loạn lời nói, yếu tay chân thoáng qua và phục hồi nghĩa là tình trạng thiếu máu não mà nó sẽ báo hiệu thời gian sắp tới sẽ đột quỵ não.

Chúng ta không nên chủ quan mà bỏ qua nên đi khám ngay để ngăn ngừa đột quỵ thật sự xảy ra.

hep dong mach 4

Ảnh minh họa

Tầm soát hẹp động mạch trong sọ vào ngoài sọ

- Khi có dấu hiệu cần đi khám và tầm soát.

- Sử dụng các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại: CT mạch máu có thể cắt dần tái tạo hình ảnh có thể thấy được mức độ và vị trí hẹp , cộng hưởng từ mạch máu ở Việt Nam nhiều, phương pháp này đơn giản, không cần dùng thuốc, chụp và tái tạo các mạch mão với độ phân giải cao giúp chúng ta phát hiện ra mạch máu có bị tổn thương hay không.

Phương pháp điều trị hẹp động mạch trong sọ vào ngoài sọ

Phương pháp điều trị dựa vào mức độ hẹp của mạch máu và biến cố của nó, trường hợp nếu phát hiện sớm chưa có biến cố đột quỵ chúng ta dựa vào đường kính hẹp để có phương pháp điều trị cụ thể:

- Đối với động mạch bên ngoài: Ví dụ: Đông mạch cảnh hẹp dưới 70% chưa có triệu chứng thì áp dụng biện pháp điều trị nội khoa để ổn định mảng vỡ để không cho nó tiến triển thêm đồng thời phải điều trị các yếu tố nguy cơ của mạch máu mà gây ra tổn thương: tiểu đường, tăng huyết áp...

- Đối với bệnh nhân mức độ hẹp trên 70% trở lên có triệu chứng thì chúng ta can thiệp hoặc phẫu thuật.

Khi bệnh nhân đến đã có triệu chứng đột quỵ thì phải điều trị đột quỵ trước sau khi kết hợp điều trị nguyên nhân trong đột quỵ hay sau đột quỵ. BS dùng biện pháp xâm nhập tối thiểu DSA sẽ biết được tình trạng tuần hoàn não như thế nào sau đó lựa chọn phương pháp điều trị.

-> “Giờ vàng” giúp bệnh nhân đột quỵ thoát hiểm

Xem thêm: Dấu hiệu cảnh báo đường ruột có vấn đề (Nguồn: Zing)

Hoàng Ly (T/H)  
Điều gì xảy ra với cơ thể khi luôn ăn tối trước 19h?
Phát hiện bệnh nguy hiểm từ những lần đổ mồ hôi bất thường
Tại sao nên sử dụng thực phẩm bổ sung để hỗ trợ sức khỏe âm đạo?
2 người tử vong do nắng nóng: Bác sĩ chỉ dấu hiệu cần đề phòng
4 biện pháp phòng ngừa tránh say nắng cực hiệu quả
Có nên tắm nhiều lần để giải nhiệt khi trời nắng nóng?
Hầu hết người già sống tới 80 không làm 4 điều này ở tuổi 60
Mỗi tối ăn 1 tép tỏi, điều kỳ diệu gì xảy ra với cơ thể bạn?
Tưởng bị viêm khớp, đi khám phát hiện ra hội chứng ống cổ tay
Mặt biến dạng sau 3 ngày cắt môi hình trái tim
Cách cải thiện mề đay mẩn ngứa từ cây nhà lá vườn
Áo chống nắng dày hay mỏng chống tia UV tốt hơn?
Ngủ bên chồng, mơ làm 'chuyện ấy'... với kẻ lạ
Rách hậu môn, thủng trực tràng do đạp xe
Tin tưởng bạn trai, cô gái sốc khi gặp phải bệnh khó nói
Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ
Đi bộ 11 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong sớm
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Xem thêm