Thứ sáu, 26/04/2024 09:23
|
Hà nội 21*C/61%
Emagazine
Không chỉ nổi tiếng với tài học rộng hiểu sâu, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn nổi danh là nhà tiên tri số một Việt Nam với những câu sấm truyền bất hủ lưu truyền đến đời sau, được hậu thế tán tụng, ca ngợi.

"Phá đền phải làm đền"

Mặc dù sống cuộc đời điền viên, nhưng lòng ông vẫn đau đáu nỗi lòng yêu nước, thương dân. Mùa đông năm Ất Dậu (ngày 28 tháng 11 năm 1585) niên hiệu Diên Thành thứ 9, ông mất, hưởng thọ 95 tuổi. Tháng giêng năm sau (1586), vua Mạc ban cho làng Trung Am 3.000 quan tiền để lập đền thờ và cấp 100 mẫu ruộng để lấy hoa lợi dùng vào việc thờ cúng.

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Nguyễn Bỉnh Khiêm được nhìn nhận là một trong những nhà văn hóa lớn của dân tộc. Ông là một chính khách có uy tín, là một tác gia lớn có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của văn học dân tộc.

Ho-thai-at
Hồ Thái Ất trong khuôn viên đền Trạng Trình Nguyễn Bình Khiêm.

Tuy nhiên, điều khiến Nguyễn Bỉnh Khiêm nổi tiếng nhất là khả năng tiên tri. Vốn tinh thông số học, các việc đều biết trước, nên những lời nói, câu khuyên của ông trở thành lời tiên tri, sấm truyền cho hậu thế. Thậm chí, tài tiên tri của ông còn được Chu Xán sứ giả nhà Thanh (Trung Quốc) ca ngợi ông là “An Nam lý học hữu Trình Tuyền” (nước Nam về mặt lý học có Trình Tuyền hầu Nguyễn Bỉnh Khiêm).

Không chỉ nổi tiếng vì tài "hiến kế, chỉ đường" giúp các triều đại hưng thịnh khiến hậu thế bội phục, tại quê hương Trạng Trình vẫn lưu truyền nhiều giai thoại về tài tiên tri đặc biệt ngay cả khi ông đã qua đời. Trong đó, có thể kể đến câu chuyện "phá đền phải làm đền" của Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ đối với đền thờ Trạng Trình.

Sách "Giai thoại và sấm ký Trạng Trình" ghi, năm Minh Mạng năm thứ 14 (Minh Mạng ở ngôi từ 1820 – 1840), Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ được vua điều đi khẩn hoang ở vùng Hải Dương và thấy địa thế cần phải mở đường, đào sông, phá đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Khi Nguyễn Công Trứ ra lệnh cho dân phu phá đền để đào sông, mở đường thì thấy dưới bát hương trong đền có một tấm bia đá nhỏ phủ vải điều, lau sạch rồi đọc các câu đã ghi: "Minh Mạng thập tứ/ Thằng Trứ phá đền/ Phá đền phải làm đền/ Nào ai đụng đến doanh điền nhà bay".

Bia
Bia đá "Từ vũ bi kí" thời Lê Trung Hưng, năm Vĩnh Hựu thứ hai (1736) được lưu giữ tại đền.

Đọc thấy vậy, sau khi suy nghĩ Nguyễn Công Trứ đã thảo sớ về kinh, xin bãi bỏ lệnh phá đền. Ông còn cho người sửa sang lại đền Trạng Trình khang trang hơn. Từ đó, ông không còn nghĩ đến việc phá đền để đào sông nữa.

Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại cho đời một di sản văn hóa đồ sộ với ngàn áng thơ văn chứa đựng những giá trị nhân đạo, giàu triết lý, đầy tình yêu nước và là kho tàng minh triết cho muôn đời sau. Sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm phong phú, gồm cả chữ Hán và chữ Nôm.

Trong bài thơ “Cự Ngao Đới Sơn”, thuộc tập thơ Bạch Vân am thi tập, Nguyễn Bỉnh Khiêm viết:

Vạn lý Đông minh quy bả ác

Ức niên Nam cực điện long bình

Ngã kim dục triển phù nguy lực

Vãn khước quan hà cựu đế thành.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai dịch:

"Biển Đông vạn dặm dang tay giữ

Đất Việt muôn năm vựng trị bình

Chí những phù nguy xin gắng sức

Cõi bờ xưa cũ tổ tiên mình.

Theo các chuyên gia, câu sấm truyền của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm dù đã tồn tại từ rất lâu nhưng vẫn còn mang tính thời sự cho đến ngày nay. Hai câu thơ mang ý nghĩa chiến lược đã tác động vào nhận thức của người dân Việt Nam về tầm quan trọng của việc giữ biển đảo đối với cục diện chính trị và phát triển kinh tế - xã hội. Với con mắt chiến lược, nhìn thấy cục diện thiên hạ nghìn năm, Nguyễn Bỉnh Khiêm khuyên thế hệ sau rằng phải nắm giữ được biển Đông thì đất nước mới thái bình, thịnh trị muôn đời.

Di tích quốc gia đặc biệt

Hiện nay, đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tại thôn Trung Am (xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng) được dựng trên nền nơi ông giảng học trước đây là Am Bạch Vân.

Trải qua những biến cố của lịch sử, ngôi đền đã được trùng tu và xây lại nhiều lần, tiêu biểu vào các năm Vĩnh Hựu nguyên niên (Ất Mão 1735, đời vua Lê Ý Tông), Minh Mạng thứ 14 (1833).

Đền bao gồm các hạng mục: Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm; đền thờ Thân phụ, Thân mẫu Nguyễn Bỉnh Khiêm; am Bạch Vân; quán Trung Tân; tháp Bút Kình Thiên; mộ phần cụ Nguyễn Văn Định; quảng trường, tượng đài.

Den02

Đền quay hướng đông, kiến trúc theo kiểu chữ Đinh gồm 5 gian tiền đường và 2 gian hậu cung, với những nét chạm khắc hoa văn trang trí đặc trưng, mang đậm nét nghệ thuật thời Nguyễn. Nhà tiền tế gồm 03 gian, gian giữa rộng 3,17m, hai gian bên, mỗi gian rộng 2,80m và hai gian chái mỗi gian rộng 2,10m. Hệ thống khung chịu lực có 04 bộ vì, 22 cột gỗ lim. Vì nóc kết cấu kiểu “giá chiêng chồng rường”.

Hoa văn trang trí trên thân các con rường và má câu đầu được chạm bong kênh đề tài lá lật, trụ đấu chạm cánh sen, dạ câu đầu khắc dòng chữ cho biết việc tu sửa đền vào năm 1928, đời vua Bảo Đại. Bốn đầu dư được chạm thủng kết hợp kênh bong bốn đầu rồng mang phong cách Nguyễn đầu thế kỷ XX.

Hậu cung bên trong làm kiểu tường hồi bít đốc, hệ thống khung chịu lực gồm hai bộ vì kèo, vì nóc và vì nách đều có liên kết kiểu vì “ván mê”. Hoa văn trang trí trên hệ vì là lưỡng long chầu nhật, cây mai, cành sen, rùa, long mã... Bộ vì thứ hai, kiểu biến thể “giá chiêng chồng rường”. Trong cung cấm đặt khám và tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Phu-nhan
Đền thờ bà Minh Nguyệt - phu nhân Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm còn ẩn chứa giá trị văn hóa phi vật thể đặc sắc, thể hiện vai trò quan trọng của di tích này trong tâm thức, đời sống tinh thần của nhân dân địa phương. Năm 2015, với những giá trị đặc biệt tiêu biểu, di tích Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích Quốc gia đặc biệt.

Hàng năm, lễ hội đền Trạng Trình được tổ chức từ ngày 27 – 29 tháng mười một âm lịch với những nghi thức như lễ mộc dục; rước văn; cáo yết và nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ đặc sắc của nhân dân địa phương như đấu vật, cờ tướng, múa tứ linh, đua thuyền, pháo đất, đu tiên, múa rối cạn, rối nước...

Ngoài ra, mỗi dịp khai giảng năm học mới hàng năm, thành phố Hải Phòng còn tổ chức lễ biểu dương học sinh, sinh viên tiêu biểu xuất sắc ngay tại đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đây là nét văn hóa mới, thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, giáo dục về tấm gương sáng của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nhằm tạo động lực cho thế hệ trẻ phấn đấu trên bước đường học tập và lập nghiệp.

-> Mời độc giả xem thêm: Kỳ 1 - Phụ mẫu mâu thuẫn vì dạy con

Kỳ 2 - Quân sư của nhiều bậc đế vương

Nhóm PV  
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong
Trường Giang - Nhã Phương dạy con về tiền: “Tài sản phải tự kiếm, ba mẹ không cho con”
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng ngày lễ 30/4 - 1/5
Mắc Covid-19 liên tục trong 613 ngày
Cô đơn làm tăng 50% nguy cơ mất trí nhớ
Lý Hải - Minh Hà dạy con về tiền: Không cố gắng dành dụm cho con
Tận mắt xem thợ thủy tinh làm chiếc cốc uống bia hơi huyền thoại
Bé gái 2 tháng tuổi mắc ho gà nguy kịch
Xem thêm