Thứ tư, 03/04/2024 02:14
|
Hà nội 21*C/61%
Emagazine
Tương truyền, bà Nhữ Thị Thục mẹ của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn hướng ông trở thành người mang chí hướng dựng nên nghiệp lớn nhưng chồng bà chỉ muốn con làm bề tôi. Vì thế không ít lần vợ chồng đã mâu thuẫn trong cách dạy con.

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585), tên huý là Văn Đạt, hiệu là Bạch Vân cư sĩ. Ông sinh ra tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng) dưới thời vua Lê Thánh Tông – thời kỳ thịnh trị nhất của nhà Lê sơ.

Sau khi đậu Trạng nguyên khoa thi Ất Mùi (1535) và làm quan dưới triều Mạc, ông được phong tước “Trình Tuyền hầu” rồi thăng tới “Trình Quốc công” nên dân gian quen gọi ông là Trạng Trình.

Không chỉ nổi danh nhờ tài học, tầm nhìn chiến lược, nhà văn hóa lớn của dân tộc mà ông còn được người đời tôn kính vì những lời sấm truyền, tiên tri chính xác. Trong dân gian vẫn còn lưu truyền nhiều giai thoại ly kỳ xoay quanh cuộc đời của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cùng với nhiều câu sấm truyền bất hủ vẫn còn ứng nghiệm đến đời sau.

Hãy cùng Gia đình Việt Nam tìm hiểu về những giai thoại cuộc đời của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ XVI.

Kỳ 1: Phụ mẫu mâu thuẫn trong việc dạy con

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh ra trong gia đình có cha mẹ nổi tiếng tài cao, học rộng. Thân phụ ông là Nguyễn Văn Định, người văn tài, học hạnh, đỗ Hương cống triều Lê nhưng không ra làm quan mà ở nhà dạy học, được nhà Mạc phong tước Thái bảo Nghiêm Quận Công.

Tuy nhiên, nhắc đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, người ta không thể không nhớ tới công lao dạy dỗ của thân mẫu ông, bà Nhữ Thị Thục người làng Yên Tử Hạ, huyện Tiên Minh, xứ Hải Dương (nay thuộc xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng).

Bà Nhữ Thị Thục hay còn gọi là Từ Thục phu nhân là con gái út của Thượng thư Bộ hộ, tiến sĩ Nhữ Văn Lan vốn nổi tiếng cương chính và hết lòng yêu dân. Bà sớm nổi tiếng là người một nữ lưu thông kinh sử, giỏi văn chương và là một hình mẫu hiếm gặp trong lịch sử Việt Nam với những ước vọng lớn và tư duy khác biệt, mang chí lớn của bậc đại trượng phu.

Trang-trinh07

Do tinh thông tướng số nên mặc dù được nhiều trang tuấn kiệt để mắt tới nhưng bà đều từ chối bởi thông qua thuật xem tướng số bà biết rằng họ không có số mệnh làm vua hoặc sinh ra quý tử.

Mãi đến lúc gần 30 tuổi, khi gặp được một ông đồ nhà quê ít tiếng tăm tên Nguyễn Văn Định ở huyện Vĩnh Lại (tức Vĩnh Bảo ngày nay), cho là có tướng số sinh quý tử thì bà mới chịu kết tóc se duyên chồng vợ.

Tương truyền, bà đã tính toán cẩn thận ngày giờ hợp cẩn nhằm sinh ra con có thể lên ngôi thiên tử. Đêm tân hôn, bà dặn đi dặn lại chồng rằng khi trăng lên đến đầu ngọn tre mới được động phòng. Nào ngờ ông Nguyễn Văn Định do nóng lòng nên vào động phòng hơi sớm nên bà thụ thai không đúng giờ tốt, tuy sinh quý tử nhưng không có mệnh làm thiên tử.

Ngay từ khi sinh ra, Nguyễn Văn Đạt (tên húy của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm) đã là một cậu bé khôi ngô tuấn tú, nhanh nhẹn hơn người, cùng với sự giáo dục rất nghiêm khắc của cha mẹ, đặc biệt là mẹ ông.

Sự tinh anh của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được bộc lộ từ rất sớm, chưa đầy một năm ông đã biết nói. Sách Đại Việt sử loại tiệp lục của Ôn Đình Hầu Vũ Khâm Lân ghi rằng: Nguyễn Bỉnh Khiêm lúc nhỏ rất thông minh, lại nhờ sự giáo dục của mẹ, nên lúc bốn tuổi đã thuộc và hiểu các chính văn kinh truyện.

Từ Thục phu nhân đã làm hàng trăm bài thơ lục bát dễ thuộc để dạy con từ việc chơi bi, chơi diều, đánh cờ cho đến luân lý đạo đức làm người, là người thầy dạy dỗ con về thơ ca, kinh sách.

Trang-trinh08

Tương truyền, trong cách giáo dục con của mình, bà Nhữ Thị Thục luôn hướng Nguyễn Bỉnh Khiêm trở thành người mang chí hướng làm nên nghiệp lớn. Chính vì thế mà nhiều lần bà đã có những xích mích, mâu thuẫn với chồng trong việc định hướng, giáo dục con.

Một lần, khi bà Nhữ Thị Thục đi chợ, ông Nguyễn Văn Định ở nhà buộc dây vào cành tre, kéo lên, kéo xuống cho con chơi và nói: “Nguyệt treo cung, nguyệt treo cung”. Tưởng con không biết gì, ai ngờ Nguyễn Bỉnh Khiêm nói: “Vịn tay tiên, nhè nhẹ rung” khiến ông rất hài lòng về sự tinh anh của con trai.

Lúc vợ đi chợ về, ông Nguyễn Văn Định kể lại chuyện này cho vợ nghe, chẳng ngờ bà Nhữ Thị Thục lại giận dỗi mà nói: “Nguyệt tượng trưng cho bầy tôi. Nuôi con mong thành vua, thành chúa chứ thành bầy tôi thì nói làm gì”.

Lần khác, lúc bà đi vắng, ông Nguyễn Văn Định lấy sách của vợ tìm một câu để dạy con, thấy câu: “Bống bống, bang bang, ngày sau con lớn, con tựa ngai vàng”. Lo sợ tội phản nghịch bị tru di nên ông bèn sửa chữ “tựa” thành chữ “vịn”. Biết chuyện, bà Nhữ Thị Thục than rằng: "Sinh con ra, mong con làm vua thiên hạ. Nay thầy nó dạy con làm bề tôi thì chán quá. Rất tiếc thân này là phận gái”.

Theo sách "Giai thoại và sấm ký Trạng Trình", khi cậu bé Nguyễn Bỉnh Khiêm dần trưởng thành, bà thấy con mình tuy tướng mạo tốt nhưng hiềm nỗi da hơi dày nên cho dù có là thiên tài cũng chẳng thể làm vua, cộng thêm mâu thuẫn trong việc dạy con khiến bà chán nản bỏ đi.

-> Mời độc giả đón đọc Kỳ 2: Quân sư của nhiều bậc đế vương

Nhóm PV  
Đau chân trái đột ngột, suýt phải cắt bỏ do tắc động mạch cấp
Hơn 100 tác phẩm dự thi
Làm gì để sống một mình không cô độc?
Mặc cảm ngoại hình do thường xuyên lê la mạng xã hội
Ăn chay 2 tháng giúp tăng 300% ham muốn tình dục
BTV Mai Ngọc: Lên sóng kín đáo, du lịch khác hẳn với bikini quyến rũ
Gia đình
Hỗ trợ gia đình thăm khám, chăm sóc nữ sinh bị đánh tại Trường THCS Tả Thanh Oai - Hà Nội
Diệu kỳ hành trình khôn lớn của “hot kid” bé Mây tại Vinpearl Safari Phú Quốc
Trẻ em vận động bao nhiêu giờ mỗi ngày để tốt cho sức khoẻ?
Vị trí mụn trứng cá tiết lộ điều gì về sức khỏe?
Xem thêm