Thứ ba, 21/05/2024 08:40
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 05/10/2020 11:30

Dùng thuốc tránh thai thấy hiện tượng này đừng quá lo lắng

Việc sử dụng thuốc tránh thai có thể gây ra một số sự thay đổi trong cơ thể. Vì thế, khi bắt gặp những hiện tượng này chị em đừng quá lo lắng.

Uống thuốc tránh thai là một giải pháp phòng tránh thai hiệu quả, nhưng đã là thuốc thì đương nhiên sẽ có tác dụng phụ. Đây là 7 tác rủi ro nguy hiểm khi uống thuốc bạn nên biết:

tac dung phu khi su dung thuoc tranh thai 2 giadinhvietnam

Ảnh minh họa

Kinh nguyệt không đều

Estrogen là thành phần chính của thuốc tránh thai, estrogen có thể gây ra những thay đổi trong cơ thể của những phụ nữ dùng thuốc tránh thai.Khi estrogen trong cơ thể tăng và giảm sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Vì vậy phụ nữ dùng thuốc tránh thai có thể gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều, phá vỡ chu kỳ kinh nguyệt bình thường trước đó.

Phản ứng tương tự như mang thai

Một số phụ nữ uống thuốc tránh thai sẽ gặp phản ứng tương tự như khi mang thai giai đoạn đầu. Những triệu chứng này chủ yếu là buồn nôn, nôn, chán ăn, chóng mặt, mệt mỏi...

Tác dụng của những loại thuốc tránh thai ngắn hạn sẽ tương đối nhẹ hơn so với những loại thuốc có tác dụng lâu dài hơn. Khi uống thuốc tránh thai sẽ xuất hiện các triệu chứng này là do vai trò estrogen trong thuốc tác động lên cơ thể.

Nhiều người có thể gặp các dấu hiệu nặng nề hơn sau khi uống thuốc, nhưng sau đó tình hình có thể sẽ nhẹ dần.

Trong trường hợp có các dấu hiệu kể trên, những người uống thuốc tránh thai trong ngắn hạn có thể uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Tăng tiết dịch âm đạo

Tương tự như vậy, tăng tiết dịch âm đạo cũng là tác dụng của estrogen trong thuốc tránh thai, estrogen có thể ảnh hưởng đến sự bài tiết của các tuyến cổ tử cung, cổ tử cung tiết ra tuyến dẫn tăng đồng thời sẽ làm gia tăng hiện tượng tiết dịch âm đạo.

tac dung phu khi su dung thuoc tranh thai 3 giadinhvietnam

Ảnh minh họa

Béo phì, tăng cân không giảm

Hiện tượng này chỉ xuất hiện một số ít người, tỷ lệ chỉ khoảng 15%. Một số thành phần nào đó trong thuốc tránh thai có thể gây tăng cân, đặc biệt là trong những ngày đầu khi mới uống.

Nhưng kiểu tăng cân này thường chỉ mang tính chất tạm thời, sau khi dừng uống thuốc thì cơ thể sẽ có thể trở lại cân nặng bình thường như cũ. Nhưng nếu bạn cảm thấy tăng cân nhiều trong ngắn hạn ngay sau khi dùng thuốc, thì khuyến cáo rằng nên ngừng uống thuốc.

Xuất hiện nhiều tàn nhang và nếp nhăn

Nếu sử dụng biện pháp uống thuốc tránh thai lâu dài, chất kích thích tố estrogen và progesterone trong cơ thể sẽ gây ra nám, trong thời gian này sẽ có một số phụ nữ mọc nhiều tàn nhang và nếp nhăn trên má.

Trong thời gian này, chị em cần phải chú ý giảm thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, ăn nhiều trái cây và rau xanh giàu vitamin.

Trầm cảm, áp lực tinh thần

Vài phụ nữ dùng thuốc tránh thai có triệu chứng trầm cảm, nếu gặp hiện tượng này với các triệu chứng liên quan thì phải ngừng thuốc. Đồng thời sau đó phải chú ý đến tinh thần nuôi dưỡng lại sức khỏe, duy trì một tâm trạng dễ chịu, vui vẻ, thoải mái.

tac dung phu khi su dung thuoc tranh thai 1 giadinhvietnam

Ảnh minh họa

Tăng huyết áp

Thống kê cho thấy, có khoảng 4% số phụ nữ sau khi dùng thuốc tránh thai huyết áp sẽ cao hơn so với trước đó. Đặc biệt là những người bản thân có chứng cao huyết áp thì sau khi uống thuốc sẽ có khả năng tăng huyết áp cao hơn nữa.

Vì vậy, các bác sĩ khuyên rằng, những người đã có bệnh cao huyết áp thì không nên sử dụng thuốc tránh thai.

5 tư thế yoga đơn giản cải thiện sức khỏe sinh lý n Xem thêm: Bí quyết giúp bạn gái có vòng 3 căng tròn quyến rũ

Thu Chang (T/H)  
Lịch trình 'chuyện ấy' an toàn cho phụ nữ mang thai
4 lý do đàn ông lười “yêu”
Cưới chồng 3 năm không thể mang thai, bác sĩ kết luận do thói quen từ 10 năm trước
Ăn trứng vịt lộn có thực sự giúp quý ông “sung mãn”?
Nam giới ăn giò lợn, chân dê tăng cường 'chuyện ấy' được không?
8.000 trẻ em Việt mắc bệnh tan máu bẩm sinh mỗi năm: 'Đau đầu' bài toán sức khoẻ giống nòi
Phụ nữ sau tuổi 30 kiểm tra ngay 4 điều này để phòng ngừa bệnh tật
Vỡ thai ngoài tử cung do chủ quan: Bác sĩ chuyên khoa nói gì?
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Xem thêm