Dùng điện thoại nhiều có thể khiến xương trẻ bị thoái hóa sớm
Ngoài những tác hại gây ra cho não bộ thì điện thoại cũng ảnh hưởng rất lớn đến xương của trẻ.
Mới đây, giáo sư lão khoa kiêm cố vấn của Hiệp hội Loãng xương Hoàng gia Anh- bà Dawn Skelton đã cảnh báo các bậc phụ huynh về việc trẻ con có thể đối mặt với nguy cơ xương bị yếu đi và dễ bị rạn nếu sử dụng điện thoại quá nhiều.
Trẻ em không nên dùng điện thoại nhiều
Nếu cha mẹ vẫn tiếp tục cho con sử dụng điện thoại, thì rất có thể khi con 40-50 tuổi thì chính bố mẹ sẽ phải chăm sóc con cái chứ không phải điều ngược lại. Bởi nếu trẻ con không được vận động đủ khi còn nhỏ, khung xương của trẻ sẽ bị ảnh hưởng và dẫn đến tình trạng phải đi thay khớp hông từ sớm.
Chuyên gia Anh cũng nói thêm: “Trẻ con cần phải chạy nhảy để xương cốt phát triển đúng mức vì đa số bộ xương được hoàn thiện vào thời điểm dậy thì và sau độ tuổi 15. Trẻ con nên vận động trung bình 60 phút/ngày.”
Trước đó, cũng đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học cảnh báo về những hệ lụy sau khi cho con nhỏ chơi điện thoại quá nhiều: U tế bào thần kinh, ung thư não, giảm trí nhớ,..
Theo thống kê cho thấy, hiện nay cứ 10 phụ huynh thì có tới 7 người thường xuyên cho con sử dụng các thiết bị công nghệ. Một con số đáng cảnh báo hơn từ nghiên cứu của Đại học Lowa là 90% trẻ mới 2 tuổi đã biết sử dụng máy tính bảng.
Các bậc phụ huynh dường như không tìm ra cách nào khác ngoài việc cho con dùng điện thoại mỗi khi con quấy khóc, không chịu ăn,..