Thứ ba, 14/05/2024 05:33
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 30/05/2021 19:00

Điều gì xảy ra với mẹ bầu khi mỗi ngày ăn một trái bơ?

Trái bơ là một trong những siêu thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất béo tốt cho sức khỏe mẹ bầu và cả thai nhi.

Khi mang thai, bất kể người mẹ nào cũng mong muốn thai nhi được khỏe mạnh, vì vậy, các mẹ bầu luôn tìm cách tăng cường dinh dưỡng trong chế độ ăn, đảm bảo đủ dưỡng chất, giúp thai nhi phát triển toàn diện.

Trong nhiều loại thực phẩm, quả bơ là loại quả ngon miệng và tiện lợi, cung cấp dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, loại quả này có thể được thêm vào cả bữa ăn ngọt và mặn cũng như các món ăn nhẹ và chứa nguồn dưỡng chất dồi dào như axit folic, chất xơ, kẽm, sắt, kali.

trai bo 2

Ăn bơ rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi (Ảnh minh họa)

Ngăn ngừa dị tật ống thần kinh bẩm sinh

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bà bầu cần được bổ sung một lượng axit folic nhất định để giảm thiểu nguy cơ bị dị tật ống thần kinh và các khiếm khuyết khác cho thai nhi. Quả bơ với hàm lượng axit folic dồi dào có thể đáp ứng được phần lớn nhu cầu chất này cho mẹ bầu.

Cứ ăn 100g thịt bơ, chị em đã được cung cấp khoảng 5mcg axit folic. Chất này giúp phát triển hoàn thiện ống thần kinh của trẻ, giảm nguy cơ bị sảy thai, sinh non.

Giảm nhẹ các triệu chứng ốm nghén

Số lượng phụ nữ mang thai bị ốm nghén chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ hiện tượng rối loạn nội tiết tố trong thai kỳ khiến mẹ bầu có cảm giác buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi, buồn ngủ, thèm đồ chua hoặc ngọt.

trai bo 2

Ảnh minh họa

Khi ăn bơ, lượng vitamin C dồi dào cơ thể hấp thụ được từ loại trái cây này sẽ giúp mẹ tăng cường sức đề kháng, bớt mệt mỏi, chống buồn nôn, đồng thời giảm nhẹ các triệu chứng của ốm nghén.

Bà bầu ăn bơ giúp chống chuột rút ở chân

Ở một số thời điểm nhất định trong thai kỳ, chị em có thể bị chuột rút ở chân. Nguyên nhân có thể là do thiếu hụt kali và canxi.

Bơ chính là nguồn bổ sung khoáng chất phong phú cho bà bầu, đặc biệt là kali và canxi. Phụ nữ mang thai nên bổ sung vào chế độ ăn để giảm thiểu nguy cơ bị chuột rút ở chân gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Cải thiện thị lực, ngăn ngừa các bệnh lý về mắt

Bơ chứa carotenoids lutein, zeaxanthin và các chất chống oxy hóa. Chúng có tác dụng bảo vệ tế bào mắt, chống thoái hóa điểm vàng, ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể và cải thiện thị lực cho bà bầu.

trai bo 1

Ảnh minh họa

Ngoài ra, bơ còn cung cấp một lượng lớn vitamin A. Chất này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thị lực cho thai nhi.

Ăn bơ giúp giảm nguy cơ bị tiểu đường cho bà bầu

Ăn bơ đúng liều lượng sẽ giúp cơ thể bà bầu cân bằng được lượng đường và cholesterol trong cơ thể một cách tốt nhất, điều này còn giúp bà bầu có thể kiểm soát tốt cân nặng của mình và giảm tình trạng tiểu đường trong quá trình mang thai.

Ăn bơ giúp giảm nguy cơ mắc tiền sản giật

Một số chuyên gia dinh dưỡng đã khẳng định trong bơ có chứa rất nhiều vitamin C, E, kali, folate, những loại dưỡng chất này sẽ giúp nuôi dưỡng các tế bào của não đồng thời hỗ trợ hệ thống thần kinh phát triển tốt nhất.

Tuy nhiên, không vì thế mà các bà bầu lạm dụng việc ăn nhiều bơ, điều này sẽ không có lợi mà sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho bà bầu cũng như sự phát triển của thai nhi trong bụng các bà bầu cần có một chế độ ăn bơ hợp lý không nên ăn quá nhiều.

Giảm đau xương khớp khi mang thai, giúp xương chắc khỏe

Hoạt chất boron khi được cơ thể hấp thu sẽ giúp tăng cường hoạt động chuyển hóa canxi trong cơ thể. Bên cạnh đó, bơ còn chứa nhiều vitamin K phối hợp cùng với canxi sẽ thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào xương, giảm đau lưng, đau xương chậu, nhức mỏi các khớp xương, ngăn ngừa loãng xương và giúp khung xương của bà bầu chắc khỏe hơn.

-> 5 cách tăng sức đề kháng cho mẹ bầu mùa dịch bệnh

Xem thêm: Lợi ích của dưa hấu đối với sức khỏe (Nguồn: Zing)

Hoàng Ly (T/H)  
Cưới chồng 3 năm không thể mang thai, bác sĩ kết luận do thói quen từ 10 năm trước
Ăn trứng vịt lộn có thực sự giúp quý ông “sung mãn”?
Nam giới ăn giò lợn, chân dê tăng cường 'chuyện ấy' được không?
8.000 trẻ em Việt mắc bệnh tan máu bẩm sinh mỗi năm: 'Đau đầu' bài toán sức khoẻ giống nòi
Phụ nữ sau tuổi 30 kiểm tra ngay 4 điều này để phòng ngừa bệnh tật
Vỡ thai ngoài tử cung do chủ quan: Bác sĩ chuyên khoa nói gì?
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Chuyên gia cảnh báo polyp buồng tử cung: Bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Xem thêm