Thứ sáu, 26/04/2024 05:05
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 04/05/2021 19:00

5 cách tăng sức đề kháng cho mẹ bầu mùa dịch bệnh

Cách tăng sức đề kháng cho mẹ bầu là vấn đề được nhiều gia đình quan tâm. Vậy cần làm gì để tăng sức đề kháng đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con mùa dịch.

Theo các chuyên gia sản khoa phụ nữ không được tùy tiện uống thuốc nên việc tự bảo vệ sức khỏe, tăng sức đề kháng là rất quan trọng. Theo đó, mẹ bầu cần quan tâm đến chế độ ăn uống trong thai kỳ để tăng sức đề kháng, phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.

Empty

Mẹ bầu cần quan tâm chế độ ăn uống làm tăng sức đề kháng trong mùa dịch bệnh (Ảnh minh họa)

Duy trì chế độ ăn lành mạnh, giàu dinh dưỡng

Theo các chuyên gia khoa sản, chế độ ăn trong thai kỳ rất quan trọng vì nó có thể giúp tăng sức đề kháng và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu thai kỳ, chứng ốm nghén có thể khiến mẹ bầu cảm thấy chán ăn. Để khắc phục, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn, tránh các thức ăn nặng mùi. Đồng thời, mẹ có thể nuông chiều bản thân một chút nhưng cần thận trọng cân nhắc cho em bé trong bụng. Em bé cần các thực phẩm tốt, lành mạnh. Các thực phẩm giàu dinh dưỡng sẽ giúp thúc đẩy hệ miễn dịch trong suốt thai kỳ.

Empty

Ảnh minh họa

Thực phẩm giàu vitamin C: Theo nghiên cứu, việc thường xuyên bổ sung vitamin C sẽ giảm đến 50% nguy cơ mắc các bệnh thông thường. Đặc biệt, vitamin C không chỉ tăng sức đề kháng cho bà bầu mà còn hỗ trợ sự phát triển phổi của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu nên bổ sung cam, chanh, ớt chuông, nho, ổi,… vào chế độ ăn hàng ngày.

Thực phẩm giàu sắt: Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh thiếu máu và tăng sức đề kháng cho bà bầu. Sắt có nhiều trong các loại thịt đỏ, rau lá xanh đậm, các loại đậu,…

Thực phẩm giàu vitamin A: vitamin A có tác dụng chống lại nguy cơ nhiễm trùng và các dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu nên ăn cà rốt, khoai tây, xoài, hạnh nhân,…

Thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn: việc bổ sung lợi khuẩn là cách tuyệt vời giúp tăng cường miễn dịch khi mang thai. Mẹ bầu có thể bổ sung lợi khuẩn bằng cách ăn nhiều thực phẩm như sữa chua, bột yến mạch,…

Mẹ bầu cũng nên bổ sung vitamin B, vitamin D, kẽm, axit béo,…

Lưu ý, mẹ bầu nên tránh ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh vì theo nhiều nghiên cứu, những loại thức ăn này có thể khiến hệ miễn dịch bị tổn thương.

Giữ tinh thần thoải mái

Empty

Ảnh minh họa

Một cách tăng sức đề kháng cho bà bầu nữa đó là giữ tinh thần thật thoải mái, ngủ đúng giờ, đúng giấc. Theo nghiên cứu khi bà bầu lạc quan, vui vẻ sẽ làm tăng giảm hormone cortisol gây hại cho hệ miễn dịch. Còn giấc ngủ nếu đảm bảo từ 7 tiếng trở lên sẽ tốt cho cơ thể mẹ và con, tránh việc bị virus vi khuẩn xâm nhập. Mẹ bầu cũng nên tránh dùng chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá…

Ngủ đủ giấc

Empty

Ảnh minh họa

Mẹ bầu cần được nghỉ ngơi đầy đủ trong quá trình mang thai. Giấc ngủ đủ và sâu cũng giúp hệ miễn dịch làm việc hiệu quả hơn. Khi có bầu, cùng một lúc bạn phải đương đầu với rất nhiều vấn đề, về cả thể chất, tinh thần, sinh lý… Bởi vậy hãy để cơ thể được thư giãn và quan tâm nhiều hơn.

Tăng cường bảo vệ bản thân trong mùa dịch

Mẹ bầu cần giảm thiểu các nguy cơ nhiễm dịch bệnh bằng các biện pháp tự bảo vệ như hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh, không đến những nơi đông người, duy trì đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, đi ra ngoài về.

Thường xuyên vận động

Một trong những cách để tăng sức đề kháng cho bà bầu đó là dành mỗi ngày 20 phút vận động thể chất, 5 ngày/tuần để tập thể dục nhẹ nhàng. Các bài tập này có thể giảm nguy cơ mắc bệnh khi thời tiết chuyển mùa cũng như bài tiết độc tố trong cơ thể, tăng tốc độ tổng hợp kháng thể. Mẹ bầu nên chọn các loại hình vận động phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình như đi bộ, bơi lội, yoga… Không nên tập quá mạnh hoặc nếu thấy có bất thường cần liên hệ với bác sĩ.

->Mẹ bầu cần làm gì để phòng tránh dịch Covid-19?

Xem thêm: 6 bước rửa tay đúng cách phòng dịch Covid-19 (Nguồn: VNVC)

Hoàng Ly (T/H)  
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Chuyên gia cảnh báo polyp buồng tử cung: Bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Vì sao phụ nữ dễ ốm hơn trong ngày 'đèn đỏ'?
Thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại gây vô sinh ở phụ nữ
'Chuyện ấy' giảm nhiệt vì... nước hoa
Độ tuổi nào hết ham muốn tình dục?
Tiền sản giật khi mang thai nguy hiểm thế nào, điều trị ra sao?
Bi hài bí kíp “săn rồng vàng”
Xem thêm